fbpx

CeCA là gì? Nhiệm vụ của các tổ chức chứng thực hợp đồng điện tử

08/04/2024

21/02/2024

277

CeCA là gì?

CeCA (Certified e-Contract Authority) là Tổ chức chứng thực hợp đồng điện tử được cấp phép bởi Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương căn cứ theo “Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 05 năm 2013 về Thương mại điện tử”. 

Các tổ chức chứng thực hợp đồng điện tử có nhiệm vụ xây dựng, quản lý, duy trì, vận hành hệ thống hợp đồng điện tử kết nối với Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam, chịu trách nhiệm về tính bảo mật, toàn vẹn, không thể chối bỏ của các hợp đồng điện tử mà tổ chức lưu trữ và xác thực, góp phần thúc đẩy chủ trương chuyển đổi số quốc gia của Thủ tướng Chính phủ.

ceca

Quy định về điều kiện cấp phép cho CeCA

Căn cứ theo Điều 63 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 05 năm 2013 về Thương mại điện tử:

1. Điều kiện cấp phép hoạt động cho thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử:

a) Yêu cầu về chủ thể:

– Là thương nhân, tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam, có chức năng, nhiệm vụ phù hợp;

– Có đề án chi tiết cho hoạt động cung cấp dịch vụ được Bộ Công Thương thẩm định.

b) Yêu cầu về tài chính và yêu cầu về kỹ thuật:

Bộ Công Thương quy định cụ thể yêu cầu về tài chính và kỹ thuật đối với thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử.

Ngoài ra, Nghị định cũng nêu rõ Nghĩa vụ của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử như sau:

  • Chịu trách nhiệm về tính bảo mật và toàn vẹn của các chứng từ điện tử mà mình lưu trữ và chứng thực;
  • Cung cấp tài liệu và hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước điều tra các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến chứng từ điện tử mà mình lưu trữ và chứng thực;
  • Trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, báo cáo Bộ Công Thương về tình hình cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử của năm trước đó.

Nhiệm vụ của CeCA

Chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức chứng thực hợp đồng điện tử CeCA:

  • Xây dựng, quản lý, duy trì, vận hành hệ thống kỹ thuật hợp đồng điện tử kết nối với Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam;
  • Chịu trách nhiệm khởi tạo, quản lý hợp đồng điện tử đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 33, 34 Luật Giao dịch điện tử 2005;
  • Định kỳ tối ưu, cập nhật hệ thống, xây dựng hệ thống đa nền tảng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng hợp đồng điện tử của người sử dụng;
  • Đảm bảo, chịu trách nhiệm về tính bảo mật, toàn vẹn, xác định nguồn gốc, tính không thể chối bỏ của các hợp đồng điện tử mà mình lưu trữ và xác thực;
  • Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước, đảm bảo việc triển khai, vận hành, xử lý sự cố phát sinh diễn ra đúng luật, đúng quy định, bảo vệ quyền lợi các chủ thể ký hợp đồng điện tử.

Lợi ích khi sử dụng hợp đồng điện tử có tích xanh

ceca 2

Hợp đồng điện tử sau khi được chứng thực bởi các Tổ chức chứng thực hợp đồng điện tử sẽ trở thành Hợp đồng điện tử có tích xanh. Đây là các hợp đồng điện tử được chứng thực trên các nền tảng quản lý hợp đồng điện tử của các Tổ chức chứng thực hợp đồng điện tử (CeCA) đã được xác nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bởi Bộ Công Thương và được ghi nhận bởi Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam.

Lợi ích khi sử dụng hợp đồng điện tử có tích xanh:

  • Tính bảo mật cao. Đáp ứng hoàn toàn những tiêu chuẩn khắt khe của Bộ Công Thương về bảo mật khi kết nối với Trục hợp đồng điện tử.
  • Đảm bảo tính toàn vẹn: Các văn bản đã được ký sẽ không thể thay đổi, đảm bảo 100% tính toàn vẹn của hợp đồng điện tử và ngăn chặn khả năng xâm nhập từ bất kỳ bên thứ ba nào.
  • Đảm bảo tính pháp lý cao nhất của hợp đồng điện tử.
  • Bộ Công Thương sẽ là cơ quan trung gian tin cậy để hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh khi thực hiện giao kết hợp đồng điện tử.
  • Tính chống chối bỏ hợp đồng: Ngay sau khi quá trình ký hợp đồng giữa các bên được hoàn tất, chữ ký số sẽ được xác nhận cụ thể và chính xác bởi chủ thể ký và đối tác, không thể bị xóa bỏ. Hợp đồng điện tử có tính xanh được tích hợp với dấu thời gian Timestamp để đảm bảo tính toàn vẹn. Mọi thay đổi, sửa đổi hay xóa bỏ đều được ghi vết và kiểm soát.
  • Tra cứu trực tiếp trên hệ thống Bộ Công Thương: Dễ dàng tra cứu thông tin của các hợp đồng điện tử đã được chứng thực trên website Cổng xác thực hợp đồng điện tử Việt Nam: https://xacthuc.ceca.gov.vn/ 

Tổ chức chứng thực dịch vụ hợp đồng điện tử FAST

FAST là đơn vị đáp ứng hoàn toàn các tiêu chí do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đề ra về điều kiện cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử. FAST đã được công nhận là CeCA với giải pháp quản lý hợp đồng điện tử Fast e-Contract.

ceca 3

FAST được Bộ Công thương cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử Fast e-Contract

Quy trình hợp đồng điện tử có chứng thực trên Fast e-Contract 

Khi người dùng khởi tạo quy trình hợp đồng điện tử trên Fast e-Contract, FAST sẽ chịu trách nhiệm chứng thực hợp đồng với vai trò là đơn vị được cấp phép dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử (CeCA). Hợp đồng sẽ được mã hóa và gửi lên trục hợp đồng điện tử của Bộ Công thương để ký số chứng thực (có đánh dấu xanh CecA). Chứng thực này sẽ đảm bảo tính pháp lý và đánh dấu lại thời gian của hợp đồng, đồng thời có thể tra cứu được hợp đồng ngay trên cổng tra cứu của Bộ Công thương.

ceca 4

Quy trình hợp đồng điện tử có chứng thực trên Fast e-Contract 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *