fbpx

Chuyển đổi số (Digital Transformation) là gì? Giải thích về Digital Transformation?

25/06/2024

06/01/2023

3527

Chuyển đổi số, Digital Transformation hiện đang là vấn đề thời sự. Bài viết có mong muốn tổng hợp một số tài liệu trên internet để làm rõ về chuyển đổi số, dành cho những người mới bắt đầu tìm hiểu về chuyển đổi số và ứng dụng vào doanh nghiệp.

Chuyển đổi số là gì?

Khi tìm hiểu trên internet thì có khá nhiều định nghĩa khác nhau. Điểm qua 2 định nghĩa.

  1. Theo Wiki: Chuyển đổi số là việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số mới, nhanh và thường xuyên thay đổi để giải quyết các vấn đề. Đó là về việc chuyển đổi các quy trình không phải là kỹ thuật số hoặc thủ công sang quy trình kỹ thuật số.
  2. Theo Gartner: Chuyển đổi số có thể đề cập đến bất cứ điều gì từ hiện đại hóa CNTT (ví dụ, điện toán đám mây) đến tối ưu hóa nhờ kỹ thuật số, đến việc tạo ra các số mới (nhờ kỹ thuật số).
  3. Theo Hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp Việt Nam của Bộ KH&ĐT: Chuyển đổi số trong doanh nghiệp được định nghĩa là “việc tích hợp, áp dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả quản lý, nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của doanh nghiệp và tạo ra các giá trị mới”.

Theo Medium thì tách biệt thành 2 nhóm: tối ưu hóa số và chuyển đổi kinh doanh số như hình bên dưới.

Digital Transformation là gì

Các mức độ số hóa, chuyển đổi số

Theo  SalesForce  thì có 3 mức độ số hóa, chuyển đổi số như sau:

1. Số hóa thông tin (digitization of information)

Là chuyển đổi từ analog sang số, ví dụ, từ giấy sang tệp trong máy tính…

2. Số hóa quy trình nội bộ (digitalization of internal process)

Là quá trình sử dụng thông tin số hóa để làm cho các cách thức hoạt động (các quy trình kinh doanh) hiện có trở nên đơn giản và hiệu quả hơn, nhưng không thay đổi quy trình, cách thức hoạt động.

3. Tăng thêm giá trị cho mọi tương tác

Chuyển đổi số (digital transformation) giúp tăng thêm giá trị cho mọi tương tác của khách hàng, nâng cao trải nghiệm của khách hàng (Các tương tác của khách hàng cần phải tức thời, theo yêu cầu và thông qua các kênh liên lạc mà khách hàng chọn).

Khi công nghệ kỹ thuật số phát triển, mọi người bắt đầu tạo ra ý tưởng sử dụng công nghệ kinh doanh theo những cách mới, và không chỉ để làm những việc cũ nhanh hơn. Đây là khi ý tưởng về chuyển đổi số bắt đầu hình thành. Với các công nghệ mới, những điều mới – và cách thức mới để thực hiện chúng – đột nhiên trở thành có thể

chuyển đổi số là gì

Theo Siebel T.M. Chuyển đổi số. Sống sót & Bứt phá trong kỷ nguyên sụp đổ hàng loạt. thì chuyển đổi số phải gắn liền với 4 nền tảng công nghệ:

  1. Cloud computing. Điện toán đám mây.
  2. Big data. Dữ liệu lớn.
  3. IoT – Internet of Things. Internet vạn vật.
  4. AI – Artificial Intelligence. Trí tuệ nhân tạo.

Theo như chúng tôi nhận thấy thì 4 mức độ của chuyển đổi số gắn 4 mức độ phát triển của CNTT như sau:

Công nghệ Chuyển đối số trong doanh nghiệp
Máy tính đơn lẻ

Chuyển đổi số 1.0: Số hóa thông tin

Ứng dụng các phần mềm văn phòng. Thực hiện các công việc độc lập tại từng máy tính đơn lẻ, không kết nối theo quy trình.

Mạng nội bộ (LAN)

Chuyển đổi số 2.0: Tối ưu hóa quy trình làm việc nội bộ.

Nhờ có mạng nội bộ các máy tính đơn lẻ được kết nối với nhau. Kết hợp với phần mềm quản lý, công việc được thực hiện theo quy trình, chuyển thông tin từ máy tính này qua máy tính khác để xử lý. Tuy nhiên chỉ là mạng nội bộ trong tổ chức, chưa kết nối với bên ngoài nên khách hàng chưa tham gia trực tiếp vào quy trình kinh doanh trên máy.

Internet

Chuyển đổi số 3.0: Làm việc mọi lúc, mọi nơi, online, kết nối với khách hàng (khách hàng bên ngoài, khách hàng nội bộ, đối tác).

Các máy tính được kết nối với nhau dù ở bất kỳ đâu trên toàn cầu. Mở rộng làm việc không chỉ nội bộ trong tổ chức, doanh nghiệp mà còn kết nối làm việc trực tuyến với khách hàng, đối tác, bất kỳ ở đâu, bất kỳ lúc nào.

Internet + GPS, cloud, big data, AI dạng, blockchain… Chuyển đổi số 4.0: Mô hình kinh doanh mới.

Internet kết hợp với công nghệ số tạo nên làn sóng mô hình kinh doanh mới trong mọi mặt cuộc sống.

Theo Hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp Việt Nam thì triển khai chuyển đổi số theo mô hình của Ernst & Young gồm xác định mục tiêu, chiến lược chuyển đổi và thực hiện qua 3 giai đoạn:

Xác định mục tiêu và chiến lược chuyển đổi số

  1. Xác định mục tiêu chiến lược và tầm nhìn CĐS
  2. Xây dựng chiến lược CĐS tích hợp vào chiến lược chung của DN dựa trên đánh giá mức độ sẵn sàng và mục tiêu của DN
  3. Xác định kiến trúc tổng thể của DN (enterprise architecture).

3 giai đoạn chuyển đổi số:

1. Giai đoạn “Doing Digital”: Chuyển đổi số mô hình kinh doanh

Áp dụng công nghệ số (CNS) để mở rộng hệ thống kênh phân phối, tiếp thị, bán hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động chăm sóc khách hàng, hình thành Trải nghiệm khách hàng.

Từng bước triển khai áp dụng CNS cho chuỗi cung ứng (kết nối quản lý hàng tồn kho, sản xuất, mua hàng đầu vào).

Áp dụng CNS cho nghiệp vụ kế toán, tài chính

Xây dựng khung cơ sở dữ liệu chung về kinh doanh, cung ứng và kế toán

Xây dựng chính sách bảo mật kinh doanh, dữ liệu và áp dụng các công cụ bảo mật

2. Giai đoạn “Becoming Digital”: Hoàn thiện và chuyển đổi số mô hình quản trị

Bước 1. Hoàn thiện mô hình quản trị và xác định các yêu cầu về dữ liệu tích hợp cho bước tiếp theo

  • Xây dựng và hoàn thiện mô hình quản trị đi từ cơ cấu tổ chức, con người, chính sách, quy trình cho tất cả các mảng nghiệp vụ chức năng của doanh nghiệp;
  • Xây dựng chỉ tiêu quản trị (KPI/OKR) và hệ thống báo cáo quản trị, và yêu cầu cơ sở dữ liệu
  • Xác định các yêu cầu phục vụ mục đích tích hợp, chuyển đổi số toàn diện.

Bước 2. Chuyển đổi số mô hình quản trị và hoàn thiện cơ sở dữ liệu

  • Áp dụng công nghệ số cho hệ thống báo cáo quản trị;
  • Chuyển đổi số/tự động hóa quy trình cho các mảng nghiệp vu bao gồm lập kế hoạch, ngân sách và dự báo; quản trị nhân sự; quản lý công việc, v,v;
  • Tiếp tục hoàn thiện chuyển đổi số cho mô hình kinh doanh tại giai đoạn 1;
  • Xây dựng cơ sở dữ liệu chung của toàn doanh nghiệp
  • Xây dựng hệ thống đảm bảo an toàn thông tin và an ninh mạng.

3. Giai đoạn “Being Digital”: Kết nối kinh doanh và quản trị, đổi mới sáng tạo để tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới

Áp dụng CNS để từng bước kết nối các hệ thống hiện có thành một hệ thống thông tin xuyên suốt từ kinh doanh đến các nghiệp vụ quản trị trong doanh nghiệp;

Xây dựng cơ sở dữ liệu chung trong toàn bộ DN

Đầu tư vào đổi mới sáng tạo (R&D) để tạo ra các thay đổi trong sản phẩm, dịch vụ và không ngừng nâng cấp các hệ thống hiện tại

Áp dụng CNS mới để đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng cho dữ liệu của toàn DN.

Công cụ cần thiết cho các doanh nghiệp trong giai đoạn chuyển đổi số không nên bỏ qua:

*** Phần mềm hợp đồng điện tử giúp TỐI ƯU THỜI GIAN

*** Phần mềm quản lý hóa đơn điện tử HIỆU QUẢ nhất hiện nay

giai đoạn chuyển đổi số

Theo IMDA.GOV.SG thì lịch trình chuyển đổi số (digital roadmap) có 3 bước/giai đoạn (stage):

1. Giai đoạn 1: Sẵn sàng cho kinh tế số (Digital solutions for getting ready for the digital economy).

Thực hiện số hóa các thông tin, số hóa, hợp lý hóa các quy trình nghiệp vụ, sxkd riêng lẻ, tối ưu hóa nguồn lực để nâng cao năng suất lao động, hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ.

(Streamlined Operations, Optimised Resources).

2. Giai đoạn 2: Tăng trưởng trong nền kinh tế số (Digital solutions for growing in the digital economy).

Kết nối các nguồn lực, các hệ sinh thái trong doanh nghiệp để đạt sự tăng trưởng.

(Integrated Assets, Connected Ecosystems).

3. Giai đoạn 3. Phát triển nhảy vọt (Digital solution for leaping ahead).

Kinh doanh thông minh, tự động, sản phẩm mới, mô hình kinh doanh mới, thị trường quốc tế… để đạt được phát triển nhảy vọt.

(Intelligent Business, Autonomous Operations, Global Markets…).

Đặc biệt của imda.gov.sg là có hướng dẫn (guide) cụ thể cho từng ngành (industry) riêng: bán lẻ (xem trang 6), xây dựng (xem trang 6),…

Một số ví dụ về mô hình kinh doanh mới khi thực hiện chuyển đổi số

  • Dịch vụ vận chuyển và giao nhận: GoViet, FastGo, Grab, Uber, GrabFood, Now, Baemin, Logivan…
  • Thanh toán điện tử: Momo, VnPay, ZaloPay, Moca, Napas, ViViet…
  • Thương mại điện tử: Sendo, Tiki, Shopee, Lazada…
  • AI: GotIt, Kompa, Elsa, Cinamon…
  • Cloud service: Viettel, CMC, FPT, Google Drive, Microsoft One Drive, Amazon, gmail, outlook live mail, google docs, microsoft office 360…
  • Đào tạo online: Topica, Elsa, Edumall…
  • Tìm kiếm: Google, MS Bing…
  • Dịch vụ chuyên ngành: batdongsan.com.vn, VnTrip.vn, LuxStay, Med247, HelloBacSi…
  • Các phần mềm chuyên ngành cho thuê trên đám mây: faonline.vn, Fast e-invoice, base.vn, kiotviet…

Chuyển đổi số tại Việt Nam

Dưới đây là một thông tin về chuyển đổi số tại Việt Nam:

  • Ngày 3-6-2020: Quyết định của Thủ tướng về chương trình chuyển đổi số đến 2025 và định hướng đến 2030.
  • Ngày 22-7-2020: Hội thảo về chuyển đổi số của Tp HCM.

Tác giả: KhánhPQ, Cty FAST.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *