fbpx

Thuế môn bài là gì? Mức nộp và thời hạn nộp thuế môn bài

29/10/2024

06/01/2023

1509

Thuế môn bài là một loại thuế trực thu mà doanh nghiệp, hộ kinh doanh, và cá nhân kinh doanh tại Việt Nam đều phải nộp hàng năm khi hoạt động kinh doanh. Đây là một trong những khoản thuế quan trọng giúp nhà nước quản lý nguồn thu và đánh giá quy mô hoạt động của các đơn vị kinh doanh. Việc nắm rõ các quy định về mức nộp và thời hạn nộp thuế môn bài sẽ giúp doanh nghiệp và các hộ kinh doanh tuân thủ đúng quy định pháp luật, tránh được các khoản phạt phát sinh không cần thiết. Trong bài viết này, hãy cùng FAST tìm hiểu chi tiết về thuế môn bài, mức thuế phải nộp, và các mốc thời hạn quan trọng cần lưu ý.

1. Thuế môn bài là gì?

Thuế môn bài (hay lệ phí môn bài) là một loại thuế trực thu do cá nhân, hộ kinh doanh, tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thực hiện nghĩa vụ nộp hàng năm dựa trên cơ sở là vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ, doanh thu cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp.

Trừ một số trường hợp được miễn thuế môn bài thì mọi cá nhân, hộ kinh doanh, tổ chức kinh doanh phải nộp thuế môn bài như một loại thẻ bài để được tiếp tục kinh doanh, sản xuất.

Lưu ý rằng: thuật ngữ thuế môn bài dù vẫn được người dân sử dụng phổ biến nhưng đã không còn được dùng trong văn bản pháp luật Nhà nước từ 01/01/2017 mà thay vào đó là thuật ngữ “lệ phí môn bài”.

2. Gọi thuế môn bài hay lệ phí môn bài? 

Thuế môn bài được đề cập lần đầu tiên trong Nghị quyết 200-NQ/TVQH năm 1966 quy định thuế công nghiệp và thương mại đối với các hợp tác xã, tổ chức hợp tác và hộ gia đình cá nhân hoạt động kinh doanh công nghiệp, thương mại. Điều này được nêu rõ trong Quy định 10-LCT/HDNN7 sửa đổi hàng loạt quy định về thuế công thương  năm 1983 do Hội đồng Nhà nước ban hành.
Theo quy định này, thuế môn bài được coi là một trong những loại thuế thuộc thuế công thương, cùng với các loại thuế khác như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế lợi nhuận doanh nghiệp, thuế vận tải.

Gọi thuế môn bài hay lệ phí môn bài

Đối tượng nộp thuế môn bài là các tổ chức và cá nhân kinh doanh thường xuyên hoặc buôn từng chuyến hàng.

Để hướng dẫn lệ phí môn bài quy định tại Luật Phí và lệ phí năm 2015 thì Chính phủ đã ban hành Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài có hiệu lực từ ngày 01-1-2017.

Như vậy, từ ngày 01-0-1-2017 thì thuật ngữ thuế môn bài được thay thế bởi lệ phí môn bài.

3. Sự khác nhau giữa thuế môn bài và lệ phí môn bài? 

Luật Phí và lệ phí năm 2015 và Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định lệ phí môn bài thay thế thuế môn bài; việc chuyển từ thuế môn bài sang lệ phí môn bài không đơn giản là sự thay thế về mặt thuật ngữ mà bản chất thuế và lệ phí có sự khác nhau, cụ thể:

* Thuế môn bài là gì

Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Luật Quản lý thuế năm 2006 (từ ngày 01-7-2020 được thay thế bởi Luật Quản lý thuế năm 2019), nếu sử dụng thuật ngữ thuế thì khi đó thuế môn bài sẽ là một trong những nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước mang tính chất bắt buộc mà tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh theo quy định của các luật thuế phải nộp.

* Lệ phí môn bài là gì

Nếu sử dụng thuật ngữ lệ phí thì khi đó lệ phí môn bài là một trong các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước do cơ quan quản lý thuế thu.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Luật Phí và lệ phí năm 2015, lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan Nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý Nhà nước.

Theo đó, lệ phí môn bài là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải nộp để được sản xuất, kinh doanh. Hay nói cách khác, lệ phí môn bài là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải nộp để có đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh; lệ phí môn bài được nộp định kỳ hàng năm hoặc khi mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh.

 4. Đối tượng phải chịu thuế môn bài

Căn cứ Điều 2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP và Điều 1 Thông tư 65/2020/TT-BTC, người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, cụ thể là các đối tượng sau (Chỉ trừ các trường hợp được miễn lệ phí môn bài được quy định tại Điều 3 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP và khoản 1 Điều 1 Nghị định số 22/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139)

  1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật
  2. Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.
  3. Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
  4. Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân
  5. Tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh.
  6. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (nếu có).
  7. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh

>> Xem thêm: Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp theo quy định

5. Các bậc thuế môn bài 2024 (Mức nộp thuế môn bài)

Căn cứ Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 22/2020/NĐ-CP quy định về mức thu lệ phí môn bài 2024 như sau:

– Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

+ Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;

+ Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;

+ Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.

Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 22/2020/NĐ-CP căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

– Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

+ Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;

+ Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;

+ Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm;

+ Doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình theo hướng dẫn Bộ Tài chính.

– Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) khi hết thời gian được miễn lệ phí môn bài (năm thứ tư kể từ năm thành lập doanh nghiệp):

Trường hợp kết thúc trong thời gian 6 tháng đầu năm nộp mức lệ phí môn bài cả năm, trường hợp kết thúc trong thời gian 6 tháng cuối năm nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân sản xuất, kinh doanh đã giải thể có hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại trong thời gian 6 tháng đầu năm nộp mức lệ phí môn bài cả năm, trong thời gian 6 tháng cuối năm nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

STT

Căn cứ thu thuế môn bài

Mức thu thuế môn bài

Ghi chú

1 Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng

3.000.000 đồng/năm

Mức thuế môn bài hộ kinh doanh đối với tổ chức quy định tại điểm a và điểm b khoản này căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

Trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

2 Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống

2.000.000 đồng/năm

3 Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác

1.000.000 đồng/năm

Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
1 Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm

1.000.000 đồng/năm

 Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) khi hết thời gian được miễn lệ phí môn bài (năm thứ tư kể từ năm thành lập doanh nghiệp):

Trường hợp kết thúc trong thời gian 6 tháng đầu năm nộp mức lệ phí môn bài cả năm, trường hợp kết thúc trong thời gian 6 tháng cuối năm nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

 

Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân sản xuất, kinh doanh đã giải thể có hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại trong thời gian 6 tháng đầu năm nộp mức lệ phí môn bài cả năm, trong thời gian 6 tháng cuối năm nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm

2 Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm

500.000 đồng/năm

3 Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm

300.000 đồng/năm

4 Doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính

6. Thời hạn nộp thuế môn bài 2024

Doanh nghiệp, hộ cá nhân kinh doanh cần kê khai và nộp lệ phí môn bài vào đầu mỗi năm. Thời hạn nộp lệ phí môn bài cụ thể như sau:

6.1 Thời hạn nộp tờ khai thuế lệ phí môn bài

*Căn cứ Điều 4, Điều 5 Nghị định 139/2016/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 22/2020/NĐ-CP, căn cứ khoản 1 Điều 10 Nghị định 126/2020/NĐ-CP:

  • Cần nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài (tờ khai lệ phí môn bài) một (01) lần khi người nộp lệ phí mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh; mới thành lập doanh nghiệp; hoặc có thành lập thêm đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh; nộp trước ngày 30 tháng 01 năm sau năm thành lập hoặc bắt đầu sản xuất, kinh doanh.

Trường hợp thay đổi vốn trong năm thì người nộp lệ phí môn bài phải nộp bổ sung quyết toán lệ phí môn bài trước ngày 30 tháng 01 của năm tiếp theo năm có sự thay đổi.

Ví dụ:
– Công ty A đăng ký thành lập doanh nghiệp ngày 12/10/2023 thì hạn nộp Tờ khai lệ phí môn bài là ngày 30/1/2024.

Đến ngày 23/07/2024 công ty thay đổi vốn điều lệ công ty thì phải nộp bổ sung Tờ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01/2025.

Trong vài năm tới, nếu Công ty A không mở thêm chi nhánh hoặc thay đổi vốn đăng ký thì công ty chỉ phải nộp lệ phí môn bài hàng năm và không cần nộp thêm quyết toán lệ phí môn bài.

  • Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán không phải khai lệ phí môn bài. Cơ quan thuế căn cứ tờ khai thuế, cơ sở dữ liệu ngành thuế để xác định doanh thu làm căn cứ tính số tiền lệ phí môn bài phải nộp và thông báo cho người nộp lệ phí môn bài.

>> Xem thêm: Mẫu tờ khai thuế GTGT mới nhất và cách lập chi tiết

6.2 Thời hạn nộp tiền lệ phí môn bài

Căn cứ: Khoản 9 Điều 18 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý thuế quy định về nghĩa vụ nộp lệ phí môn bài như sau:

Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hàng năm.

Như vậy, thời hạn nộp thuế môn bài 2024 chậm nhất là ngày 30/01/2024.

Đối tượng Trường hợp Thời hạn nộp lệ phí môn bài 2024
Doanh nghiệp kinh doanh/ Chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp Thành lập từ năm 2022 về trước Chậm nhất ngày 30/01/2024
Thành lập năm 2023 Miễn lệ phí môn bài
Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh (theo quy định tại Điều 16 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa) Đang trong thời hạn được miễn lệ phí môn bài: 03 năm kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp lần đầu Miễn lệ phí môn bài
Khi kết thúc thời gian được miễn lệ phí môn bài (năm thứ tư kể từ năm thành lập doanh nghiệp) trong thời gian 6 tháng đầu năm Chậm nhất là ngày 30 tháng 7 năm kết thúc thời gian miễn
Khi kết thúc thời gian được miễn lệ phí môn bài (năm thứ tư kể từ năm thành lập doanh nghiệp) trong thời gian 6 tháng cuối năm Chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm liền kề năm kết thúc thời gian miễn
Hộ/cá nhân kinh doanh Phí giấy phép sẽ được miễn khi hoạt động kinh doanh bắt đầu vào năm 2023 Miễn lệ phí môn bài
Hoạt động kinh doanh sẽ được tiếp tục trở lại sau khi đóng cửa trong vòng 6 tháng đầu năm. Chậm nhất là ngày 30 tháng 7 năm ra hoạt động
Hoạt động kinh doanh sẽ được tiếp tục trở lại trong vòng 6 tháng cuối năm, chậm nhất là ngày 30 tháng 7 của năm hoạt động. Chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hàng năm.

7. Cách nộp lệ phí (thuế) môn bài 2024

Có 2 cách để nộp lệ phí môn bài như sau:

  • Nộp lệ phí môn bài vào kho bạc nhà nước tại khu vực đăng ký kinh doanh của các ngân hàng.
Theo khoản 1 Điều 56 Luật Quản lý thuế năm 2019:

Nộp thuế ở đâu và như thế nào
Người nộp thuế có trách nhiệm đưa thuế vào ngân sách quốc gia theo quy định sau đây:
a) Tại kho bạc;
b) Cơ quan thuế tiếp nhận thông tin khai thuế;
c) Thu thuế thông qua cơ quan được cơ quan thuế ủy quyền;
d) Thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật.
Vì vậy, phí giấy phép có thể được thanh toán trực tiếp tại địa điểm nêu trên.

Tuy nhiên, hiện nay phí chủ yếu được thanh toán trực tuyến nên nếu muốn thanh toán trực tiếp, bạn cần liên hệ với cơ quan thuế của công ty để tìm hiểu cách thanh toán trực tiếp.

Nếu có, trước tiên Quý khách vui lòng lập Tờ khai thuế môn bài 2024 theo Mẫu 01/LPMB quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm Thông báo số 80/2021/TT-BTC và nộp trực tiếp cho cơ quan thuế.

  • Nộp lệ phí môn bài online qua trang thuế điện tử. Với hình thức này thì doanh nghiệp nộp với chữ ký số.

Bước 1: Truy cập vào website thuedientu.gdt.gov.vn
Bước 2: Đăng nhập bằng tài khoản doanh nghiệp của bạn
Bước 3: Sau khi đăng nhập chọn [Nộp thuế] => Chọn ngân hàng nộp thuế môn bài => Tiếp tục
Bước 4: Điền vào Biểu mẫu thông tin thuế môn bài 2024
ghi chú:
– Loại tiền được chọn là Đồng Việt Nam
– Ngân hàng thu hộ: Bạn có thể chọn bất kỳ ngân hàng nào nhưng phải cùng hệ thống ngân hàng.
– Người nộp thuế kéo xuống cuối nội dung click vào kỳ tính thuế chọn [Thuế hàng năm] điền vào ô [00/CN/2024] – Chọn [Nội dung nộp ngân sách quốc gia] => Tìm kiếm và chọn [Phí quản lý liên quan đến sản xuất, vận hành quốc gia] Sau đó điền số tiền nộp tương ứng theo mức thuế môn bài tương ứng. Ví dụ cấp 2 điền 2.000.000đ => Nhập vào ô ghi chú: “Nộp lệ phí môn bài 2024”.
Bước 5: Chọn [Hoàn tất] và kiểm tra lại thông tin => Chọn [Ký và gửi] Bước 6: Sau khi chữ ký số và nộp hồ sơ thành công, người nộp thuế có thể truy vấn thông qua các phương thức sau:
– Chọn [Truy vấn Phiếu nộp thuế] => [Truy vấn Phiếu nộp thuế] để truy vấn dựa trên ngày lập phiếu nộp thuế (tức là ngày nộp tiền).

8. Miễn lệ phí môn bài năm 2024

Căn cứ Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 22/2020/NĐ-CP quy định các trường hợp được miễn lệ phí môn bài, gồm:

– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.

– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối.

– Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.

– Điểm bưu điện văn hóa xã; cơ quan báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử).

– Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp theo quy định của pháp luật về hợp tác xã nông nghiệp.

– Quỹ tín dụng nhân dân; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và của doanh nghiệp tư nhân kinh doanh tại địa bàn miền núi. Địa bàn miền núi được xác định theo quy định của Ủy ban Dân tộc.

Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết trên của FAST!

Xem thêm các bài viết liên quan:

Thuế khoán là gì? Cách tính và áp dụng trong kinh doanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *