fbpx

Báo cáo thuế là gì? Hướng dẫn cách làm báo cáo thuế chi tiết theo Quy định

08/04/2024

23/02/2023

1192

Để phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, thì bắt buộc doanh nghiệp đó cần có bảng báo cáo thuế một cách rõ ràng, minh bạch để nộp cho cơ quan thuế. Nhưng để làm báo cáo thuế thì cần làm những gì? Bài viết hôm nay fast.com.vn sẽ hướng dẫn cách làm báo cáo thuế theo quý cho doanh nghiệp.

Cách làm báo cáo thuế là gì

Cách làm báo cáo thuế là gì?

Báo cáo thuế là gì?

Báo cáo thuế là một tài liệu mà cá nhân, doanh nghiệp hoặc các tổ chức nộp cho cơ quan thuế liên quan để báo cáo thu nhập chịu thuế, các khoản giảm trừ, các khoản khấu trừ và thông tin tài chính khác cho một khoảng thời gian cụ thể. Các báo cáo này giúp cơ quan thuế tính toán số tiền thuế phải đóng hoặc hoàn trả và đảm bảo tuân thủ các quy định và luật lệ về thuế.

Báo cáo thuế không chỉ đơn thuần là việc kê khai các hóa đơn thuế GTGT đầu vào và đầu ra liên quan đến các giao dịch hàng hóa hoặc dịch vụ. Nó còn đóng vai trò như một cầu nối giữa cơ quan quản lý thuế và doanh nghiệp hoặc tổ chức. Báo cáo thuế giúp cơ quan quản lý thuế có cái nhìn toàn diện về hoạt động kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp. Do đó, báo cáo thuế có tầm quan trọng lớn và phải được nộp đúng thời hạn. Mỗi chi tiết trong báo cáo cần được kiểm tra và xác thực cẩn thận.

Thời hạn nộp báo cáo thuế?

Nếu doanh nghiệp nộp báo cáo thuế chậm thời hạn sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật, vì vậy bộ phận kế toán phải lập báo cáo thuế trước thời hạn. Kế toán có nhiệm vụ kiểm tra các thông tin trong báo cáo đã đầy đủ hay chưa.

Tùy vào phương thức báo cáo thuế theo quý hay theo tháng, sẽ quy định thời hạn nộp báo cáo thuế cụ thể. Thời hạn nộp báo cáo thuế được quy định như sau:

  • Đối với báo cáo thuế theo tháng, thời hạn nộp tờ khai thuế và số thuế của doanh nghiệp muộn nhất là vào ngày thứ 20 của tháng tiếp theo.
  • Đối với báo cáo thuế theo quý, thời hạn nộp tờ khai thuế và số thuế của doanh nghiệp muộn nhất là vào ngày thứ 30 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo.

Hiện nay, các doanh nghiệp có thể thực hiện nộp báo thuế trực tuyến thông qua Cổng thông tin Thuế điện tử của Tổng cục Thuế – Bộ Tài chính.

Những loại thuế mà doanh nghiệp bắt buộc phải nộp

Ngoài những kỳ báo cáo bất thường thì báo cáo thuế sẽ bao gồm báo cáo các loại thuế phát sinh trong quá trình kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp gồm có:

Thuế giá trị gia tăng

  • Kê khai thuế GTGT theo khấu trừ

    • Tờ khai thuế giá trị gia tăng mẫu số 01/GTGT

    • Hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ bán ra mẫu số 01-1/GTGT

    • Bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào mẫu số 01-2/GTGT

    • Bao gồm các phụ lục khác nếu có.

  • Kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

    • Trực tiếp về thuế GTGT là tờ khai thuế GTGT mẫu số 03/GTGT

    • Trực tiếp vào thu nhập là tờ khai thuế GTGT mẫu số 04/GTGT

    • Hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ bán ra mẫu số 04-1/GTGT

Thuế thu nhập cá nhân

  • Tờ khai thuế TNCN số 02/KK-TNCN (dành cho công ty trả lương)

  • Tờ khai thuế TNCN số 03/KK-TNCN (dành cho doanh nghiệp thanh toán các khoản đầu tư vốn, chuyển nhượng chứng khoán…)

Cần chú ý trong tháng có số thuế TNCN phải nộp > 50.000.000 thì kê khai theo tháng, không phát sinh, không phải kê khai.

  • Ngoài ra còn có các báo cáo thuế TNCN theo mẫu 02/KK-TNCN và tờ khai thuế TNCN mẫu 03/KK-TNCN hoặc mẫu 01/KK-TNCN và 01/KK-XS áp dụng cho từng loại hình doanh nghiệp và hình thức kinh doanh phù hợp.

  • Báo cáo thuế tiêu thụ đặc biệt TTĐB theo mẫu số 01/TTĐB, kèm theo đó là bảng kê khai hàng hóa và đơn hàng bán được vào mẫu và bảng kê thuế theo mẫu số 01/TTĐB, bảng kê thuế được khấu trừ theo mẫu 01-2/TTĐB nếu có.

  • Khai thuế tài nguyên và môi trường thuế với cơ quan thuế theo mẫu 01/TAIN và mẫu 01-1/TBVMT.

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Để kê khai thuế TNDN thì các doanh nghiệp phải cung cấp đầy đủ các loại chứng từ liên quan phát sinh trong năm.

Báo cáo thuế TNDN thường được kê khai theo hình thức theo quý. Như vậy, thời hạn nộp báo cáo thuế TNDN muộn nhất vào ngày thứ 30 của quý tiếp theo.

Hướng dẫn cách làm báo cáo thuế

Dưới đây là quy trình các cách làm báo cáo thuế theo quý như sau:

Lập tờ khai thuế giá trị gia tăng

Bảng kê thuế GTGT khấu trừ dùng mẫu 01/GTGT:

  • Bảng kê tài khoản của hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ: PL01-2/GTGT.

  • Bảng hóa đơn kê khai hàng hóa, dịch vụ bán ra: PL01-1/GTGT.

  • Các bảng kê phụ lục khác nếu có.

Thuế thu nhập cá nhân

Kê khai thuế TNCN theo quý mẫu số 02/KK-TNCN.

  • Trường hợp khấu trừ thuế đối với thu nhập đầu tư vốn, chuyển nhượng chứng khoán, bản quyền, nhượng quyền thương mại, trúng thưởng thì kê khai nộp tờ khai theo mẫu số 03/KK-TNCN hàng quý.

  • Trường hợp trong quý doanh nghiệp không phát sinh khấu trừ thuế TNCN (tức là không phát sinh số thuế phải nộp) thì không cần phải khai thuế.

  • Trường hợp công ty thuộc đối tượng nộp thuế theo quý thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế TNCN chậm nhất là ngày 30 của tháng sau quý (ví dụ quý III là ngày 30-10-2022).

Hướng dẫn làm báo cáo thuế theo quý

Hướng dẫn làm báo cáo thuế theo quý

Hồ sơ khai thuế TNDN tạm tính quý

  • Tờ khai thuế TNDN hàng quý mẫu 01A/TNDN

  • Tờ khai thuế TNDN hàng quý theo mẫu 01B/TNDN

  • Thời hạn khai thuế và nộp hồ sơ khai thuế: Chậm nhất là ngày 30 (hoặc 31) của tháng đầu tiên sau quý.

* Trường hợp doanh nghiệp gia hạn nộp thuế TNDN trong quý I/2013 theo quy định tại Thông tư số 16/2013/TT-BTC ngày 08-02-2013 của Bộ Tài chính thì thời hạn nộp thuế TNDN của quý I/2013 và quý IV/2013 chậm nhất là ngày 30-10-2013.

Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý I nộp chậm nhất là 30-4, quý II nộp 30-7, quý III nộp chậm nhất 30-10, quý IV nộp chậm nhất là 30-1 năm sau.

Những vấn đề cần lưu ý khi làm báo cáo theo quý là gì?

Dưới đây là những vấn đề cần lưu ý khi làm báo cáo thuế mà các kế toán thuế có thể tham khảo qua:

lưu ý về cách làm báo cáo thuế theo quý

Những vấn đề cần lưu ý về cách làm báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp

  • Sắp xếp các hóa đơn bán hàng theo số lượng và theo quy trình ngày tháng.

  • Khi hạch toán trên phần mềm kế toán cần phân biệt được đâu là hàng hóa, nguyên vật liệu, tài sản, công cụ, dụng cụ.

  • Khi lưu trữ hóa đơn, chứng từ nên sao chép thêm vài bản để tránh thất thoát không đáng có.

  • Nộp hồ sơ cẩn thận hàng tháng và kiểm tra kỹ.

  • Kế toán hàng tháng nên hạch toán trên phần mềm kế toán và chỉnh sửa trước khi cung cấp dữ liệu và nộp hồ sơ khai thuế.

  • Xử lý các vấn đề liên quan đến tài khoản trên bảng cân đối kế toán.

  • Quyết toán trước thuế TNDN để đối chiếu số thuế TNDN chênh lệch từ đó lập bút toán xử lý số thuế TNDN chênh lệch và chuyển sang lập báo cáo tài chính.

  • Mỗi tháng phải cân đối tất cả các vấn đề như thuế, chi phí, phúc lợi… để cuối năm không gặp khó khăn trong việc lập BCTC.

Trên đây là những vấn đề cơ bản về cách làm báo cáo thuế. Ngoài việc nắm vững các kiến thức, người làm kế toán cần phải có nghiệp vụ và kỹ năng xử lý các vấn đề gặp phải để hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả. Chúc bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *