fbpx

Tất tần tật về chi phí triển khai ERP cho doanh nghiệp

25/09/2024

26/04/2024

245

Chi phí triển khai ERP là một khoản đầu tư quan trọng mà doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng. Bài viết sau của FAST sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về các khoản chi phí liên quan đến triển khai ERP, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến mức chi phí này.

Dựa trên báo giá từ các nhà cung cấp, thông thường chi phí triển khai ERP trung bình tại Việt Nam sẽ dao động từ 5.000 USD đến 20.000 USD tùy theo quy mô và nhu cầu của doanh nghiệp.

1. Chi phí triển khai ERP gồm những gì?

Chi phí triển khai ERP là khoản đầu tư ban đầu cho hệ thống, bao gồm nhiều hạng mục khác nhau. Doanh nghiệp cần nắm rõ các khoản phí này để lập kế hoạch tài chính hợp lý. Dưới đây là những loại chi phí chính khi triển khai hệ thống ERP:

  • Phí sử dụng phần mềm (License): Đây là khoản phí trả cho nhà cung cấp để sử dụng phần mềm ERP. Chi phí này thường được tính theo số lượng người dùng hoặc theo số mô-đun chức năng.
  • Phí tùy chỉnh: Nếu doanh nghiệp cần điều chỉnh hệ thống ERP để phù hợp với quy trình hoạt động riêng, sẽ phát sinh thêm chi phí tùy chỉnh. 
  • Phí tích hợp: Nếu doanh nghiệp muốn tích hợp hệ thống ERP với các phần mềm khác sẽ cần chi trả thêm phí tích hợp. 
  • Phí hosting: Đây là khoản chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho nhà cung cấp dịch vụ hosting để lưu trữ dữ liệu của hệ thống ERP trên máy chủ của nhà cung cấp.
  • Phí đào tạo: Doanh nghiệp cần chi trả chi phí đào tạo cho nhân viên để họ sử dụng hệ thống ERP hiệu quả. Chi phí này phụ thuộc vào số lượng nhân viên cần đào tạo và chương trình đào tạo.
  • Phí bảo trì và hỗ trợ: Sau khi triển khai, doanh nghiệp cần chi trả chi phí bảo trì hệ thống ERP để đảm bảo hoạt động trơn tru và cập nhật các phiên bản mới nhất. Chi phí này bao gồm phí cập nhật phần mềm, sửa lỗi, hỗ trợ kỹ thuật,…
  • Chi phí khác: Một số chi phí khác có thể kể đến như chi phí quản lý dự án, chi phí phát sinh trong quá trình triển khai, chi phí di chuyển dữ liệu,…
Chi phí triển khai ERP
Chi phí triển khai ERP bao gồm nhiều khoản khác nhau như: Phí sử dụng, phí hosting, phí đào tạo,…

>> Xem thêm: Top 10 phần mềm ERP Việt Nam và nước ngoài tốt nhất hiện nay

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí triển khai ERP

Chi phí triển khai ERP phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như quy mô doanh nghiệp, độ phức tạp của hệ thống, tính tương thích,… Sau đây, FAST sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về từng yếu tố có thể ảnh hưởng đến tổng chi phí sử dụng ERP nhé!

  • Độ phức tạp của hệ thống ERP: Hệ thống ERP càng phức tạp, bao gồm nhiều tính năng và quy trình quản lý chuyên sâu, đòi hỏi nguồn lực phát triển lớn hơn, dẫn đến chi phí cao hơn. Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp có nhu cầu tùy chỉnh hệ thống ERP theo yêu cầu riêng biệt, chi phí cần bỏ ra sẽ cao hơn so với việc sử dụng giải pháp ERP chuẩn. 
  • Quy mô doanh nghiệp: Doanh nghiệp có quy mô lớn thường có chi phí triển khai ERP cao hơn do hệ thống ERP của họ phức tạp hơn và đòi hỏi nhiều nguồn lực hơn. Ví dụ: Tập đoàn đa quốc gia với hàng nghìn nhân viên và hoạt động đa ngành nghề sẽ cần hệ thống ERP quy mô lớn hơn so với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
  • Tính tương thích và tích hợp: Việc tích hợp hệ thống ERP với các hệ thống quản lý khác trong doanh nghiệp có thể phát sinh chi phí bổ sung cho việc điều chỉnh và kết nối dữ liệu. Quy trình tích hợp càng phức tạp, chi phí càng cao. 
  • Hỗ trợ và bảo trì: Nếu như thường xuyên cần bảo trì, sửa chữa hệ thống thì khoản phí này sẽ rất cao. Vì vậy, doanh nghiệp nên chọn nhà cung cấp uy tín để tránh phát sinh lỗi trong quá trình sử dụng.
  • Địa lý và thị trường: Tùy theo từng khu vực nhất định mà mức giá cung cấp dịch vụ triển khai ERP có thể khác nhau. Mức giá này có thể dao động tùy theo tình hình cạnh tranh và nguồn cung nhân lực trong khu vực.
  • Nhà cung cấp dịch vụ: Mức phí của các nhà cung cấp dịch vụ ERP có thể khác nhau đáng kể. Doanh nghiệp cần lựa chọn nhà cung cấp uy tín và có kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng triển khai và tránh phát sinh các chi phí cần thiết.

Triển khai ERP là một khoản đầu tư quan trọng cho doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng tất cả các yếu tố trên trước khi đưa ra quyết định. Tốt nhất là bạn nên lập kế hoạch tài chính chi tiết và lựa chọn nhà cung cấp uy tín để đảm bảo việc triển khai ERP thành công và hiệu quả.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí triển khai ERP
Doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng tất cả các yếu tố này trước khi quyết định đầu tư cho hệ thống ERP

>> Xem thêm: Chi phí là gì? Các loại chi phí trong hoạt động quản lý doanh nghiệp

3. Giá phần mềm và chi phí triển khai ERP

Hệ thống ERP ngày càng được các doanh nghiệp áp dụng rộng rãi bởi khả năng quản lý và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động kinh doanh. Sau đây, FAST sẽ cập nhật chi phí triển khai ERP mới nhất hiện nay:

3.1 Chi phí triển khai ERP dựa trên quy mô doanh nghiệp và đặc thù ngành

Giá phần mềm và chi phí triển khai ERP thường phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp và đặc thù ngành nghề kinh doanh. Bạn có thể tham khảo mức giá phần mềm ERP qua nội dung dưới đây:

Doanh nghiệp vừa và lớn 

Doanh nghiệp lớn thường có cấu trúc tổ chức phức tạp, nhiều phòng ban, chi nhánh và công ty con trên khắp thế giới. Họ có nhu cầu về hệ thống ERP mạnh mẽ, có thể mở rộng và đáp ứng khối lượng dữ liệu khổng lồ. Do đó, chi phí triển khai ERP cho doanh nghiệp lớn thường cao hơn nhiều so với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Mức chi phí triển khai ERP cho doanh nghiệp lớn thường dao động từ 20.000 USD đến hàng triệu USD, chưa bao gồm phí bảo trì hàng năm. Một số giải pháp ERP phổ biến cho doanh nghiệp lớn bao gồm: : Fast Business Online, SAP,… 

Doanh nghiệp nhỏ

So với doanh nghiệp có quy mô lớn, chi phí triển khai ERP cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thường thấp hơn đáng kể. Doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô nhỏ hơn, số lượng người dùng ít hơn và nhu cầu về tính năng cũng không quá chuyên sâu.

Mức phí trung bình cho việc triển khai ERP cho doanh nghiệp vừa và nhỏ dao động từ 5.000 USD đến 10.000 USD cho việc phát triển phần mềm hoặc lựa chọn các giải pháp đóng gói sẵn với mức phí trung bình 1.000.000 VND/người/tháng. Một số phần mềm ERP phù hợp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể kể đến như IDempiere, Web ERP, Odoo…

Ngoài quy mô doanh nghiệp, đặc thù ngành nghề cũng ảnh hưởng đến chi phí triển khai ERP. Mỗi ngành nghề sẽ có những yêu cầu riêng về tính năng, tính linh hoạt và tính chuyên môn của hệ thống ERP. Do đó, giá phần mềm ERP cũng sẽ thay đổi tùy theo mức độ phức tạp và độ chi tiết của yêu cầu kinh doanh trong ngành đó.

Giá phần mềm và chi phí triển khai ERP

Chi phí triển khai ERP cho doanh nghiệp có thể dao động từ 5.000 USD đến hàng triệu USD tùy theo quy mô và đặc thù ngành

3.2 Chi phí dựa trên phân hệ ERP

Hệ thống ERP bao gồm nhiều phân hệ chức năng khác nhau, mỗi phân hệ phục vụ cho một lĩnh vực quản lý cụ thể. Chi phí triển khai ERP sẽ phụ thuộc vào số lượng phân hệ mà doanh nghiệp lựa chọn. Dưới đây là một số phân hệ trên phần mềm ERP Fast Business Online và mức chi phí tham khảo:

STT Phân hệ Giá 
1 Quản trị hệ thống $1.000
2 Kế toán $11.000
3 Quản lý bán hàng $6.000
4 Quản lý mua hàng $5.000
5 Quản lý kho $4.000
6 Quản lý nguồn nhân sự – chấm công – tính lương $9.000
7 Quản lý quan hệ khách hàng CRM $5.000
8 Phân tích các số liệu (Fast Analytics) $2.000
9 Quản lý hệ thống phân phối DMS $15.000
10 Quản lý sản xuất Liên hệ
11 Thêm người sử dụng $200/người

Lưu ý rằng mức giá trên đây chỉ mang tính tham khảo, chi phí thực tế có thể cao hơn hoặc thấp hơn tùy thuộc vào nhà cung cấp, nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp và độ phức tạp của dự án. Doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng nhu cầu quản lý của mình để lựa chọn các phân hệ ERP phù hợp và tối ưu chi phí triển khai.

4. Chi phí triển khai erp cho các doanh nghiệp ở việt nam bao nhiêu là hợp lý?

Chi phí triển khai ERP cho các doanh nghiệp ở Việt Nam phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Quy mô doanh nghiệp: Doanh nghiệp càng lớn, chi phí triển khai ERP càng cao.
  • Ngành nghề kinh doanh: Ngành nghề kinh doanh phức tạp đòi hỏi hệ thống ERP có nhiều tính năng hơn, dẫn đến chi phí triển khai cao hơn.
  • Phạm vi triển khai: Phạm vi triển khai ERP càng rộng, bao gồm nhiều phân hệ hơn, chi phí triển khai càng cao.
  • Nhà cung cấp ERP: Mỗi nhà cung cấp ERP có mức giá khác nhau, tùy thuộc vào thương hiệu, uy tín và chất lượng dịch vụ.
  • Hình thức triển khai: Triển khai ERP trên nền tảng đám mây thường có chi phí thấp hơn so với triển khai tại chỗ.

Tuy nhiên, theo khảo sát của một số công ty tư vấn ERP tại Việt Nam, chi phí triển khai ERP cho các doanh nghiệp ở Việt Nam thường dao động trong khoảng 1 – 5% doanh thu hàng năm.

Dưới đây là bảng chi phí triển khai ERP tham khảo cho các doanh nghiệp ở Việt Nam:

Quy mô doanh nghiệp Doanh thu hàng năm (tỷ đồng) Chi phí triển khai ERP (tỷ đồng)
Nhỏ Dưới 100 1 – 2
Vừa 100 – 500 2 – 5
Lớn Trên 500 5 – 25

Cần lưu ý rằng đây chỉ là chi phí tham khảo, chi phí thực tế có thể cao hơn hoặc thấp hơn tùy thuộc vào những yếu tố kể trên.

Để ước tính chính xác chi phí triển khai ERP cho doanh nghiệp của bạn, bạn nên liên hệ với các công ty tư vấn ERP uy tín để được tư vấn và báo giá cụ thể.

5. Làm thế nào để tối ưu chi phí triển khai ERP?

Việc triển khai hệ thống ERP có thể mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, tuy nhiên chi phí cho dự án này cũng không hề nhỏ. Doanh nghiệp cần áp dụng các biện pháp để tối ưu chi phí triển khai ERP, đảm bảo hiệu quả đầu tư và tiết kiệm tối đa ngân sách. Bạn có thể tham khảo một số giải pháp hữu ích sau:

Xây dựng kế hoạch triển khai

Doanh nghiệp nên xây dựng kế hoạch triển khai phần mềm ERP một cách rõ ràng và chi tiết. Một kế hoạch tốt bao gồm các bước cụ thể, lịch trình và nguồn lực cần thiết. Điều này giúp đảm bảo rằng quá trình triển khai diễn ra hiệu quả, tránh lãng phí và đảm bảo sự tương thích giữa các giai đoạn của dự án.

>> Xem thêm: 8 bước xây dựng hệ thống ERP hiệu quả cho doanh nghiệp

Xác định mục tiêu rõ ràng

Việc xác định mục tiêu dự án là vô cùng quan trọng. Việc hiểu đầy đủ về mục tiêu và kỳ vọng từ hệ thống ERP sẽ giúp tránh tình trạng bắt đầu mà không biết phải làm gì. Một số mục tiêu thường gặp như: Tăng hiệu quả hoạt động ở những phòng ban/bộ phận quan trọng, giảm bớt các thao tác thủ công trong quá trình vận hành, nâng cao năng suất..

Triển khai tính năng quan trọng

Doanh nghiệp có thể xem xét tác động của việc triển khai từng tính năng và xem xét mức độ quan trọng của chúng. Từ đó, doanh nghiệp có thể cân nhắc việc giới hạn hoặc tạm dừng triển khai những tính năng không cần thiết ban đầu để giảm chi phí.

Lựa chọn đơn vị cung cấp phần mềm ERP phù hợp

Việc chọn đối tác cung cấp phần mềm ERP phù hợp là yếu tố quyết định thành công và giảm chi phí trong quá trình triển khai. Bạn nên nghiên cứu và so sánh các nhà cung cấp ERP khác nhau để xem xét mức độ phù hợp. Đồng thời, bạn hãy xem xét về giá dịch vụ, bao gồm giá cả phần mềm, dịch vụ triển khai và hỗ trợ sau triển khai của từng nhà cung cấp.

Tận dụng nguồn lực nội bộ

Doanh nghiệp nên tận dụng tối đa nguồn lực nhân sự nội bộ trong quá trình triển khai ERP để tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó, để vận hành phần mềm ERP lâu dài một cách hiệu quả thì doanh nghiệp nên được đào tạo và nâng cao hiểu biết của nhân viên về hệ thống này.

Theo dõi và đánh giá hiệu quả

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần theo dõi và đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống ERP sau khi triển khai, đặc biệt là pentest hệ thống theo chuẩn OWASP. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh và tối ưu hóa hệ thống khi cần thiết. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể hạn chế mắc các sai lầm khi sử dụng.

Bằng cách áp dụng các biện pháp trên, doanh nghiệp có thể tối ưu chi phí triển khai ERP và đảm bảo hiệu quả đầu tư cho hệ thống này. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên tham khảo ý kiến của các nhà tư vấn chuyên môn về ERP để có được giải pháp tối ưu nhất cho việc triển khai và tối ưu chi phí của hệ thống này.

Làm thế nào để tối ưu chi phí triển khai ERP
Có nhiều giải pháp giúp tối ưu chi phí triển khai ERP

Qua bài viết trên, bạn đã cùng với FAST tìm hiểu chi tiết về các khoản chi phí triển khai ERP và những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí này. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn nắm bắt được những kiến thức hữu ích về hệ thống ERP. Nếu cần được tư vấn thêm, bạn hãy liên hệ ngay với FAST nhé!

Thông tin liên hệ: 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *