fbpx

Hợp đồng là gì? 5 loại hợp đồng phổ biến nhất trong doanh nghiệp

20/11/2024

15/05/2024

444

Khi thỏa thuận thực hiện bất kỳ một giao dịch nào, các bên thường lựa chọn lập hợp đồng để ghi nhận lại những thoả thuận đó. Hãy cùng FAST theo dõi bài viết dưới đây để hiểu chi tiết về hợp đồng là gì? Cùng 5 loại hợp đồng phổ biến nhất trong doanh nghiệp.

1. Hợp đồng là gì?

Hợp đồng là một thỏa thuận pháp lý giữa hai hoặc nhiều bên, trong đó mỗi bên cam kết thực hiện hoặc không thực hiện một số điều khoản nhất định, nằm trong khuôn khổ của pháp luật. Điều khoản này có thể bao gồm các điều khoản về việc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ, điều kiện thanh toán, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, bảo mật thông tin và các điều kiện khác mà các bên đã thỏa thuận. Hợp đồng có thể được viết hoặc bằng lời nói, nhưng để đảm bảo tính pháp lý và rõ ràng, việc viết hợp đồng thường được ưa chuộng. Mục đích chính của hợp đồng là xác định quan hệ pháp lý và các cam kết giữa các bên, từ đó tạo điều kiện cho việc thực hiện các giao dịch và tránh tranh chấp sau này.

hợp đồng là gì

Khái niệm hợp đồng cũng được định nghĩa trong Điều 385 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

“Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

Trong thực tế, hợp đồng thường xuất hiện trong các quan hệ mua bán tài sản, quan hệ lao động và nhiều lĩnh vực khác. Hợp đồng được coi như bằng chứng ghi lại những thỏa thuận của các bên về các nội dung đã cam kết.

Về nội dung hợp đồng thì các bên có thể thỏa thuận nội dung, các điều khoản của hợp đồng nhưng không được trái với quy định pháp luật. Nội dung cơ bản của một hợp đồng thường có các điều khoản sau:

  1. Thông tin của các bên thực hiện hợp đồng: Tên công ty, họ và tên, địa chỉ, số CMND…
  2. Đối tượng của hợp đồng;
  3. Số lượng, chất lượng;
  4. Giá, phương thức thanh toán;
  5. Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
  6. Quyền, nghĩa vụ của các bên;
  7. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
  8. Phương thức giải quyết tranh chấp.

>>> Xem thêm: Thanh lý hợp đồng là gì? Quy trình, điều kiện và thủ tục chi tiết

2. 5 loại hợp đồng phổ biến nhất trong doanh nghiệp

2.1. Hợp đồng góp vốn

Hợp đồng góp vốn là một thỏa thuận pháp lý giữa các bên tham gia, trong đó các bên cam kết đóng góp một khoản vốn nhất định để thành lập, mở rộng hoạt động của một doanh nghiệp hoặc dự án. Hợp đồng này ghi rõ quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan đến việc góp vốn, quản lý và sử dụng vốn, cũng như phân chia lợi nhuận hoặc rủi ro phát sinh từ hoạt động kinh doanh.

Vd: Hợp đồng góp vốn thành lập công ty, hợp đồng góp vốn sản xuất…

Đối tượng của hợp đồng góp vốn: quyền sử dụng đất, tiền mặt, quyền sở hữu trí tuệ, tài sản…

Điều khoản cơ bản của hợp đồng góp vốn:

  • Chủ thể của hợp đồng góp vốn.
  • Điều khoản về mục đích góp vốn trong hợp đồng góp vốn.
  • Hình thức, phương thức góp vốn trong hợp đồng góp vốn.
  • Góp vốn bằng tài sản trong hợp đồng góp vốn.
  • Góp vốn bằng sức lao động.
  • Giá trị góp vốn.
  • Thời hạn góp vốn.
  • Sử dụng vốn góp.
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng góp vốn.
  • Quyền và nghĩa vụ của từng bên trong hợp đồng góp vốn.
  • Phân chia lợi nhuận và rủi ro trong hợp đồng góp vốn.
  • Rút phần vốn góp và Chuyển nhượng phần vốn góp.
  • Chấm dứt hợp tác.
  • Tranh chấp khiếu nại hợp đồng góp vốn.

2.2. Hợp đồng lao động

việc làm có trả công, trong đó quy định điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động

Vd: Hợp đồng cộng tác viên, hợp đồng làm việc bán thời gian…

Các loại hợp đồng lao động:

  • Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
  • Hợp đồng lao động xác định thời hạn: Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.
  • Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Nội dung cơ bản của hợp đồng lao động:

  • Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;
  • Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;
  • Công việc và địa điểm làm việc;
  • Thời hạn của hợp đồng lao động;
  • Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
  • Chế độ nâng bậc, nâng lương;
  • Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
  • Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
  • Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;
  • Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

>>> Xem thêm: Phụ lục hợp đồng là gì? 6 mẫu phụ lục hợp đồng theo quy định

2.3. Hợp đồng mua bán hàng hóa

Hợp đồng mua bán hàng hóa là văn bản thỏa thuận, quy định rõ các điều kiện, quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.

Vd: Hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị…

Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa:

  • Là loại hợp đồng ưng thuận, được coi là giao kết tại thời điểm các bên thỏa thuận xong các điều khoản cơ bản, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng không phụ thuộc vào thời điểm bàn giao hàng hóa, việc bàn giao hàng hóa chỉ được coi là hành động của bên bán nhắm thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng mua bán đã có hiệu lực.
  • Có tính đền bù: Bên bán khi thực hiện nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua thì sẽ nhận từ bên mua một lợi ích tương đương với giá trị hàng hóa theo thỏa thuận dưới dạng khoản tiền thanh toán.
  • Là hợp đồng song vụ: Các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa đều ràng buộc bởi nghĩa vụ và trách nhiệm với nhau và đồng thời đều có quyền đòi hỏi bên còn lại thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Trong hợp đồng mua bán hàng hóa tồn tại hai nghĩa vụ chính mang tính chất qua lại và liên quan mật thiết với nhau: Nghĩa vụ của bên bán phải bàn giao hàng hóa cho bên mua và nghĩa vụ của bên mua phải thanh toán cho bên bán.
  • Về chủ thể, hợp đồng mua bán hàng hóa được thiết lập giữa các chủ thể chủ yếu là thương nhân. Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa. 
  • Về hình thức, hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thể hiện dưới hình thức lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết. Trong một số trường hợp nhất định, pháp luật bắt buộc các bên phải giao kết hợp đồng dưới hình thức văn bản.
  • Về đối tượng: Hợp đồng mua bán hàng hóa có đối tượng là hàng hóa, hàng hóa có thể là động sản hoặc bất động sản được phép lưu thông thương mại.

Nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa:

  • Thông tin bên mua và bên bán: Tên công ty, họ và tên, địa chỉ, số CMND…
  • Số lượng, chất lượng hàng hóa;
  • Giá, phương thức thanh toán;
  • Thời hạn, địa điểm, phương thức chuyển giao hàng hóa và giấy tờ, chứng từ liên quan;
  • Quyền, nghĩa vụ của bên mua và bên bán;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
  • Phương thức giải quyết tranh chấp.

2.4. Hợp đồng vay vốn

Hợp đồng vay vốn là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao vốn (tiền, tài sản…) cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả vốn cho bên cho vay và trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. 

Vd: Hợp đồng vay vốn ngân hàng…

Một hợp đồng vay vốn đầy đủ thường có những điều khoản sau:

  • Thông tin đầy đủ của các bên cho vay, bên vay.
  • Nêu rõ thời hạn cho vay cũng như phương thức cho vay.
  • Lãi suất cho vay bao gồm con số lãi suất cụ thể, quy định ngày trả và các yêu cầu cụ thể khác liên quan.
  • Các biện pháp bảo đảm hợp đồng.
  • Trách nhiệm chi trả những phí tổn có liên quan đến hợp đồng.
  • Nghĩa vụ của bên cho vay và bên vay.
  • Các điều kiện về chấm dứt hợp đồng trước thời hạn hay là về sửa đổi, bổ sung, thanh lý.
  • Các điều khoản bổ sung.

2.5. Hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền là một thỏa thuận pháp lý giữa hai bên, trong đó một bên (người ủy quyền) ủy quyền cho bên kia (người được ủy quyền) quyền hành động hoặc quản lý một số công việc, quyền lợi, hoặc tài sản thay mặt cho mình. Bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định

Vd: Hợp đồng ủy quyền mua bán hàng hóa…

Một hợp đồng ủy quyền có hiệu lực pháp luật bắt buộc phải có những nội dung sau đây:

  • Thông tin của bên ủy quyền: tên công ty, tên người đại diện theo pháp luật, địa chỉ trụ sở…
  • Thông tin của bên được ủy quyền: họ và tên, số CMND…
  • Nội dung về việc ủy quyền: phạm vi ủy quyền, thời hạn ủy quyền ( theo thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì luật quy định có thời hạn 1 năm)…
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên.
  • Lời cam kết và chữ ký của các bên.

Đặc điểm của hợp đồng ủy quyền:

  • Có thể là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù: Nếu các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về việc bên ủy quyền phải trả thù lao cho bên được ủy quyền khi bên được ủy quyền đã thực hiện các công việc ủy quyền thì hợp đồng đó là hợp đồng có đền bù, ngược lại là hợp đồng không có đền bù.
  • Là hợp đồng song vụ: Kể từ thời điểm hợp đồng ủy quyền được xác lập và có hiệu lực, bên được ủy quyền phải thực hiện các công việc được ủy quyền, đồng thời bên đã ủy quyền phải cung cấp tài liệu, thông tin, phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc. Vì vậy, hợp đồng ủy quyền luôn là hợp đồng song vụ.
  • Là cơ sở xác lập đại diện: Để thực hiện các công việc được ủy quyền, bên được ủy quyền thường phải nhân danh bên được ủy quyền xác lập với người thứ ba các giao dịch dân sự. Trong các giao dịch này, bên được ủy quyền thực hiện các quyền, nghĩa vụ vì lợi ích của bên đã ủy quyền.
  • Thời hạn ủy quyền: Thời hạn uỷ quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng uỷ quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền.

3. Khi nào cần giao kết hợp đồng?

Thời điểm cần giao kết hợp đồng thường là khi có sự phát sinh thỏa thuận hoặc khi các đối tác cần đặt ra những cam kết chính xác về quyền lợi và nghĩa vụ của họ. Nếu các bên tham gia đạt được sự đồng thuận về một vấn đề cụ thể, việc ký kết sẽ được diễn ra.

Ngay khi có đề nghị giao kết hợp đồng, các bên có thể dự thảo hoặc lập hợp đồng cụ thể với đầy đủ các quyền, nghĩa vụ và thông tin cần thiết theo thoả thuận của các bên. Quá trình này giúp đảm bảo rằng mọi người đều hiểu rõ về các điều khoản và cam kết của mình, từ đó giảm thiểu rủi ro tranh chấp và tạo điều kiện cho mối quan hệ hợp tác diễn ra một cách suôn sẻ.

Thời điểm giao kết hợp đồng còn liên quan đến việc đặt cọc, đặc biệt trong các giao dịch lớn. Việc đặt cọc này thường xảy ra khi các bên đã đồng thuận về nội dung thỏa thuận, thể hiện sự cam kết nghiêm túc trong quá trình thương lượng và lập hợp đồng chính thức.

Khi nào cần giao kết hợp đồng

4. Nguyên tắc quan trọng khi giao kết hợp đồng

Về cơ bản, các nguyên tắc giao kết hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 1995 tiếp tục được duy trì tại Điều 389 Bộ luật Dân sự năm 2005, nên việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:

4.1. Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội

Bộ luật Dân sự quy định cho các chủ thể được tự do giao kết hợp đồng nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể có thể thoả mãn nhu cầu vật chất cũng như tinh thần. Dựa trên nguyên tắc này, mọi cá nhân, tổ chức khi có đủ các điều kiện tư cách chủ thể đều có thể tham gia giao kết bất kỳ một giao dịch/ hợp đồng dân sự nào, nếu muốn. Tuy nhiên, hợp đồng chỉ có hiệu lực pháp luật, được pháp luật công nhận và bảo vệ khi ý chí của các bên giao kết hợp đồng phù hợp với ý chí của nhà nước. Hay nói cách khác, sự tự do ý chí giao kết hợp đồng của các chủ thể phải nằm trong khuôn khổ, giới hạn nhất định – giới hạn lợi ích của các cá nhân khác, lợi ích chung của xã hội và trật tự công cộng. 

Nếu để các bên tự do vô hạn, thì hợp đồng dân sự sẽ trở thành phương tiện để kẻ giàu bóc lột người nghèo và sẽ là nguy cơ đối với lợi ích chung của xã hội. Vì vậy, phải đi xa hơn nữa trong vấn đề tăng cường sự can thiệp của nhà nước vào các quan hệ pháp luật tư, các việc dân sự… không được bỏ qua một khả năng tối thiểu nào để mở rộng sự can thiệp của nhà nước vào các quan hệ dân luật. Chính vì vậy, trong xã hội ta – xã hội xã hội chủ nghĩa, lợi ích chung của toàn xã hội (lợi ích cộng đồng) và đạo đức xã hội không cho phép bất cứ cá nhân, tổ chức nào được lợi dụng ý chí tự do để biến những hợp đồng dân sự thành phương tiện bóc lột. 

Bên cạnh việc bảo đảm lợi ích của mình, các chủ thể phải chú ý tới quyền, lợi ích của người khác, của toàn xã hội; tự do của mỗi chủ thể không được tráI pháp luật, đạo đức xã hội. Lợi ích của cộng đồng, của toàn xã hội được quy định bởi pháp luật và đạo đức xã hội trở thành giới hạn cho sự tự do ý chí của các chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng nói riêng, và trong mọi hành vi của chủ thể nói chung.

4.2. Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng

Nguyên tắc này được quy định nhằm bảo đảm trong việc giao kết hợp đồng không ai bị cưỡng ép hoặc bị những cản trở trái với ý chí của mình; đồng thời thể hiện bản chất của quan hệ pháp luật dân sự. Quy luật giá trị đòi hỏi các bên chủ thể khi tham gia các quan hệ trao đổi phải bình đẳng với nhau; không ai được viện lý do khác biệt về hoàn cảnh kinh tế, thành phần xã hội, dân tộc, giới tính hay tôn giáo… để tạo ra sự bất bình đẳng trong quan hệ dân sự. Hơn nữa, ý chí tự nguyện của các bên chủ thể tham gia hợp đồng chỉ được bảo đảm khi các bên bình đẳng với nhau trên mọi phương diện. Chính vì vậy, pháp luật không thừa nhận những hợp đồng được giao kết thiếu sự bình đẳng và ý chí tự nguyện của một trong các bên chủ thể. Tuy nhiên, trên thực tế thì việc đánh giá một hợp đồng có được giao kết bảo đảm ý chí tự nguyện của các bên hay chưa, trong một số trường hợp lại là một công việc hoàn toàn không đơn giản và khá phức tạp bởi nhiều nguyên do chủ quan và khách quan khác nhau.

Như chúng ta đã biết, việc giao kết hợp đồng chỉ được coi là tự nguyện khi hình thức của hợp đồng phản ánh một cách khách quan, trung thực mong muốn, nguyện vọng của các bên chủ thể tham gia hợp đồng.

5. Điều kiện để hợp đồng có hiệu lực

điều kiện hợp đồng

5.1 Điều kiện hợp đồng có hiệu lực

Do hợp đồng là một dạng của giao dịch dân sự theo Điều 116 Bộ luật Dân sự năm 2015 nên điều kiện có hiệu lực của hợp đồng cũng chính là điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực.

Theo đó, căn cứ Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng là:

  • Các bên tham gia hợp đồng: Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự phù hợp với loại hợp đồng được xác lập và hoàn toàn tự nguyện. Ví dụ, hợp đồng liên quan đến bất động sản của người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý (theo khoản 4 Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015).
  • Mục đích, nội dung giao kết hợp đồng: Không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
  • Hình thức của hợp đồng: Nếu pháp luật yêu cầu hình thức của hợp đồng là điều kiện để hợp đồng đó có hiệu lực thì các bên trong hợp đồng phải tuân theo quy định đó.

Ví dụ: Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư bắt buộc phải lập bằng văn bản có công chứng thì các bên phải công chứng hợp đồng này.

5.2 Trường hợp hợp đồng vô hiệu

Bên cạnh điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thì có không ít thắc mắc điều kiện vô hiệu của hợp đồng là gì? Cụ thể, theo Điều 407 Bộ luật Dân sự năm 2015, hợp đồng vô hiệu trong các trường hợp sau đây:

  • Hợp đồng có nội dung, mục đích vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.
  • Hợp đồng xác lập do giả tạo, nhằm che giấu một hợp đồng khác. Ví dụ như các bên lập hợp đồng uỷ quyền có nội dung định đoạt (mua, bán, tặng cho…) quyền sử dụng đất nhằm che giấu giao dịch thật sự là mua bán, tặng cho… (chuyển quyền sở hữu) quyền sử dụng đất đó.
  • Hợp đồng được lập bởi người chưa thành niên (dưới 18 tuổi), người mất/hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi và đã được người có quyền, nghĩa vụ liên quan yêu cầu Toà án tuyên vô hiệu.
  • Hợp đồng được lập do nhầm lẫn. Một bên trong hợp đồng vì nhầm lẫn mà mục đích giao kết hợp đồng không thực hiện được thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên vô hiệu.
  • Hợp đồng được lập do bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép.
  • Hợp đồng do người không nhận thức, làm chủ hành vi của mình thực hiện. Ví dụ như khi lập hợp đồng, người này đã say rượu, không nhận thức được gì.
  • Hợp đồng được lập nhưng không tuân thủ quy định về hình thức có hiệu lực của pháp luật.
  • Đối tượng của hợp đồng không thực hiện được. Trong đó, một bên biết/phải biết về việc này nhưng không thông báo cho bên kia khiến bên kia chấp nhận giao kết hợp đồng. Ngoài việc hợp đồng bị tuyên vô hiệu thì bên kia còn có thể phải bồi thường thiệt hại.
  • Khi hợp đồng bị tuyên vô hiệu, theo Điều 131 Bộ luật Dân sự, các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu và trả lại cho nhau những gì đã nhận. Hợp đồng vô hiệu đó sẽ không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được giao kết.
  • Nếu không hoàn trả được đúng hiện vật đã nhận trước đó thì có thể quy ra tiền để trả lại cho nhau bằng tiền. Đồng thời, bên nào có lỗi trong việc hợp đồng vô hiệu thì sẽ phải bồi thường thiệt hại.

Như vậy nội dung chia sẻ trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc hợp đồng là gì và 5 loại hợp đồng phổ biến trong doanh nghiệp cùng những thông tin liên quan khác. Hy vọng với bài viết trên FAST đã mang đến nhiều thông tin thú vị và bổ ích giúp bạn tiến hành làm được bản hợp đồng đầy đủ và chặt chẽ nhất. 

>> Xem thêm: 5 mẫu đơn đề nghị theo quy định mới nhất

6. Phần mềm quản lý hợp đồng điện tử Fast e-Contract

Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu đối với mọi doanh nghiệp, việc quản lý và giao kết hợp đồng dần trở nên tự động hóa. Các thủ tục giấy tờ vật lý dần bị thay thế bằng những giải pháp hiện đại hơn, linh hoạt hơn, hiệu quả hơn. Trong bối cảnh mà nhu cầu chuyển đổi số tại các doanh nghiệp ngày càng lớn, phần mềm quản lý hợp đồng điện tử Fast e-Contract trở thành một giải pháp tối ưu trong môi trường kinh doanh hiện đại. 

Phần mềm quản lý hợp đồng điện tử Fast e-Contract

Giải pháp hợp đồng điện tử thông minh, giúp số hóa toàn bộ quy trình ký, vận hành mọi lúc mọi nơi, đảm bảo tính pháp lý và độ an toàn bảo mật. Mang đến người dùng nhiều chức năng hữu ích như:

  • Tạo lập chứng từ điện tử (hợp đồng, đơn hàng, đề nghị thanh toán…).
  • Ký duyệt chứng từ điện tử thông qua kết nối với chữ ký số (USB Token, HSM…), Token qua email, OTP qua SMS, Remote Signing…
  • Gửi thông báo yêu cầu xem xét, ký duyệt thông qua Email.
  • Hủy/Đóng tài liệu, cho phép đính kèm văn bản, thông tin phục vụ hủy/đóng chứng từ.
  • Tạo luồng ký tự động cho phép duyệt nhiều cấp cả 2 bên ký kết (bên mua, bên bán).
  • Chứng thực hợp đồng điện tử (hợp đồng tích xanh): Kết nối trực tiếp với Trục hợp đồng điện tử của Bộ Công Thương để thực hiện xác thực hợp đồng.
  • Sẵn sàng kết nối với các phần mềm ERP, phần mềm quản lý nhân sự… và các loại chữ ký số.
  • Làm việc online 24/7 trên mọi thiết bị như máy tính, laptop, máy tính bảng và điện thoại di động.

Fast e-Contract phù hợp với mọi loại hình, quy mô doanh nghiệp và mọi loại chứng từ như hợp đồng, chứng nhận điện tử, chứng từ nội bộ… Việc ứng dụng Fast e-Contract sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng chuyển đổi từ quy trình hợp đồng truyền thống sang quy trình hợp đồng điện tử, giúp giảm đến 70% chi phí và 90% thời gian thực hiện hợp đồng.

>> Tham khảo tại: https://fast.com.vn/phan-mem-quan-ly-hop-dong-dien-tu-fast-e-contract/

Mẫu biên bản nghiệm thu trên Fast e-Contract
Mẫu biên bản nghiệm thu trên Fast e-Contract

Thông tin liên hệ:

  • Website: https://fast.com.vn/
  • Email: info@fast.com.vn
  • Fanpage: https://www.facebook.com/PhanMemFAST
  • Zalo: https://zalo.me/phanmemfast 

Xem thêm các bài viết liên quan: 

Mẫu giấy ủy quyền công ty cho cá nhân mới nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *