- Fast MPS – Hoạch định kế hoạch sản xuất
- Fast MRP – Hoạch định nhu cầu nguyên liệu
- Fast CRP – Hoạch định công suất nhà máy
- Fast SFC – Quản lý phân xưởng sản xuất.
Xem thêm: Quản lý sản xuất là gì? Công việc và phương pháp quản lý sản xuất
Màn hình nhập liệu “Lệnh sản xuất”
Màn hình nhập liệu “Cấu trúc nguyên vật liệu”
1. Hoạch định kế hoạch sản xuất
Khai báo định mức vật tư/cấu trúc sản phẩm
- Cho phép khai báo nhiều cấp kết cấu của sản phẩm.
- Không giới hạn số lượng vật tư cấu thành sản phẩm.
- Theo dõi thay đổi theo ngày hiệu lực, cho phép xử lý trên nhiều phiên bản kết cấu sản phẩm.
- Cho phép sao chép khai báo kết cấu sản phẩm đối với các sản phẩm có cấu trúc tương tự.
- Khai báo tỷ lệ hao hụt bán thành phẩm.
- Tính tổng thời gian thực hiện sản xuất.
Hoạch định sản xuất
- Thông tin nhu cầu: dự báo tiêu thụ, đơn hàng bán
- Khả năng đáp ứng: tồn kho thực tế, các lệnh sản xuất đang thực hiện và kế hoạch đã xác nhận
- Theo dõi tồn kho an toàn
- Tính toán trên hiệu lực của nhu cầu
- Cho biết tồn kho “mong đợi” trong tương lai
- Theo dõi khả năng đáp ứng đơn hàng.
Phù hợp các chính sách sản xuất khác nhau
- Chính sách cung ứng rời rạc
- Sản xuất theo cỡ lô.
Hệ thống cảnh báo kịp thời
- Hủy lệnh sản xuất
- Thay đổi số lượng sản xuất
- Đổi ngày sản xuất
- Đổi ngày và số lượng sản xuất
- Tạo lệnh sản xuất mới
- Ngày hoàn thành sản xuất quá chậm
- Phát lệnh sản xuất quá chậm.
Khai báo lịch làm việc
- Hỗ trợ âm lịch: dễ dàng khai báo lịch nghỉ trong dịp tết, giỗ tổ Hùng Vương (10/3)
- Dễ thực hiện tạo ngày nghỉ
- Chép ngày nghỉ năm trước
- Tạo ngày nghỉ tự động cho cả năm.
Tính năng đặc biệt khác
- Kiểm soát được sự phụ thuộc của nhu cầu vào lịch làm việc
- Cho phép chọn chế độ hoạch định:
- Tái sinh
- Thay đổi ròng
- Xác nhận để cố định kết quả tính toán nhu cầu (đơn hàng kế hoạch)
- Chuyển kế hoạch sang lệnh sản xuất
Báo cáo
- Báo cáo hoạch định sản xuất theo kỳ
- Báo cáo hoạch định sản xuất chi tiết
- Cảnh báo kế hoạch sản xuất.
>> Xem thêm: Hệ thống MES là gì? Ứng dụng hệ thống MES hiệu quả trong sản xuất
2. Hoạch định nhu cầu nguyên liệu
Phân hệ Hoạch định nhu cầu nguyên liệu hỗ trợ doanh nghiệp kiểm soát được dòng luân chuyển vật tư để có quyết định có cơ sở trong chính sách cung ứng. Lợi ích sử dụng là tiết kiệm chi phí mua hàng, chi phí lưu kho và quan trọng nhất là xử lý trước những tình huống thiếu hụt có thể xảy ra trong tương lai gần. Đầu ra của phân hệ trả lời “Cần mua thực sự là bao nhiêu?” và “Khi nào cần đặt mua?”.
Tính chính xác nhu cầu ròng từ quan hệ cung cầu
- Thông tin nhu cầu: dự báo tiêu thụ, đơn hàng bán, lệnh sản xuất
- Khả năng đáp ứng: tồn kho thực tế, đơn hàng mua chờ nhận, các đơn hàng kế hoạch được xác nhận
- Theo dõi tồn kho an toàn
- Tính toán trên hiệu lực của nhu cầu
- Cho biết tồn kho “mong đợi” trong tương lai.
Lệnh sản xuất
- Cho phép lập lệnh từ kế hoạch sản xuất
- Phù hợp các chính sách mua hàng khác nhau
- Chính sách đặt hàng rời rạc
- Cố định số lượng đặt hàng theo cỡ lô
- Cố định thời điểm đặt hàng.
Hệ thống cảnh báo kịp thời
- Hủy đặt hàng
- Thay đổi số lượng
- Đổi ngày đặt hàng
- Đổi ngày và số lượng đặt hàng
- Nên đặt hàng mới
- Nhận hàng quá chậm
- Đặt hàng quá chậm.
Khai báo lịch làm việc
- Hỗ trợ âm lịch: dễ dàng khai báo lịch nghỉ trong dịp tết, nghỉ giỗ tổ Hùng Vương (10/3)
- Dễ thực hiện tạo ngày nghỉ
- Chép ngày nghỉ năm trước
- Tạo ngày nghỉ tự động cho cả năm.
Tính năng đặc biệt khác
- Kiểm soát được sự phụ thuộc của nhu cầu vào lịch làm việc ròng
- Cho phép chọn chế độ hoạch định:
- Tái sinh
- Thay đổi ròng
- Xác nhận để cố định kết quả tính toán nhu cầu (đơn hàng kế hoạch)
- Chuyển kế hoạch sang lệnh sản xuất
- Kết xuất đề nghị cung ứng vật tư theo thông tin hoạch định.
Báo cáo
- Báo cáo hoạch định nhu cầu nguyên liệu theo kỳ
- Báo cáo hoạch định nhu cầu nguyên liệu chi tiết
- Cảnh báo nhu cầu nguyên liệu.
3. Hoạch định công suất nhà máy
Phân hệ Hoạch định công suất hỗ trợ doanh nghiệp kiểm soát được khả năng các nguồn lực tham gia trong quá trình sản xuất. Lợi ích sử dụng là giúp doanh nghiệp phòng ngừa để đưa ra các phản ứng trước những thời điểm quá tải có thể xảy ra trong tương lai gần.
Khai báo lộ trình sản xuất
- Khai báo chi tiết quy trình kỹ thuật gia công sản phẩm theo: lệnh phân xưởng, cụm công việc, cụm máy, công đoạn thực hiện
- Khai báo thời gian chuẩn bị, thực hiện, chờ, vệ sinh máy…
- Khai báo số lượng tài nguyên sử dụng và công suất từng cụm
- Khai báo các bước công việc thực hiện song song hoặc tuần tự
- Tùy chọn xử lý tự động cho một số bước công việc đặc biệt
- Khai báo cho phép dừng để kiểm tra tại một công đoạn
- Tính tổng thời gian thực hiện sản xuất
- Cho phép khai báo thông tin các chi tiết quy trình kỹ thuật có sự gia công từ bên ngoài
Khai báo nguồn lực
- Khai báo các nguồn lực then chốt, công suất tới hạn để kiểm soát và giảm thiểu hiệu ứng “thắt cổ chai” (Bottle-neck)
- Khai báo công suất chi tiết theo từng ca
Hoạch định công suất
- Cân đối và ước lượng công suất sử dụng trong tương lai
- Cảnh báo đề nghị điều chỉnh kế hoạch sản xuất trong các thời điểm bị hiệu ứng “thắt cổ chai”
Báo cáo
- Biểu đồ và báo cáo công suất sử dụng và sẵn có
- Báo cáo công suất sử dụng theo kỳ
- Báo cáo công suất sử dụng theo từng lệnh sản xuất
- Báo cáo công suất vượt mức
4. Quản lý phân xưởng sản xuất
Phân hệ Quản lý phân xưởng sản xuất hỗ trợ doanh nghiệp kiểm soát được chi tiết tình trạng các lệnh sản xuất, đánh giá chính xác chi phí dở dang trong dây chuyền; thống kê các hoạt động phân xưởng để có căn cứ hoàn thiện các tiêu chuẩn định mức kỹ thuật sau này.
Khai báo lộ trình sản xuất
- Khai báo chi tiết quy trình kỹ thuật gia công sản phẩm theo: lệnh phân xưởng, cụm công việc, cụm máy, công đoạn thực hiện
- Khai báo thời gian chuẩn bị, thực hiện, chờ, vệ sinh…
- Khai báo số lượng tài nguyên sử dụng và công suất từng cụm
- Khai báo được các bước công việc thực hiện song song hoặc tuần tự
- Tùy chọn xử lý tự động cho một số bước công việc đặc biệt
- Khai báo cho phép dừng để kiểm tra
- Tính tổng thời gian thực hiện sản xuất
- Cho phép khai báo thông tin các tiết quy trình kỹ thuật có sự gia công từ bên ngoài
Quản lý lệnh sản xuất
- Cho phép lập lệnh sản xuất theo nhiều cách:
- Lập lệnh sản xuất trực tiếp
- Lập lệnh sản xuất từ đơn hàng bán
- Từ kế hoạch sản xuất
- Tính tổng thời gian thực hiện sản xuất
- Quản lý lệnh sản xuất theo nhiều trạng thái: Kế hoạch, Sản xuất, Hoàn thành, Đóng
Phát lệnh phân xưởng
- Quản lý phát lệnh theo các lô sản phẩm nhỏ hơn lệnh sản xuất
- Cho phép thực hiện gia công ngoài theo các lệnh phân xưởng
Giao dịch phân xưởng
- Nhập thời gian chuẩn bị máy móc, thiết bị
- Nhập thời gian xử lý các bán thành phẩm
- Nhập thời gian kiểm tra và số lượng làm lại
- Chuyển sang công đoạn sau
- Thời gian nghỉ trong các ca, thời gian hỏng máy
- Các thông tin khác như vệ sinh, kiểm tra lý hóa sản phẩm
- Hỗ trợ thống kê bằng mã vạch trong các công đoạn
Báo cáo
- Biểu đồ sản xuất (tiến độ kế hoạch và thực hiện)
- Báo cáo sản xuất hằng ngày theo phân xưởng, lệnh sản xuất/yêu cầu sản xuất, công đoạn
- Báo cáo bán thành phẩm, thành phẩm
- Báo cáo tình trạng lệnh sản xuất
- Báo cáo sử dụng nguyên vật liệu, nguồn lực theo yêu cầu sản xuất
- Báo cáo chi phí sản xuất tiêu chuẩn và thực tế
- Báo cáo thống kê máy móc, nhân công, nhóm nhân công
- Tổng hợp nhập xuất tồn vật tư theo phân xưởng, yêu cầu sản xuất, công đoạn, trạng thái tồn kho.