fbpx

Một số điều trong nghị định 126/2020/NĐ-CP của Luật Quản lý thuế chính thức có hiệu lực

19/04/2024

06/01/2023

478

Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế chính thức có hiệu lực, với nhiều điểm mới tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, giảm thiểu chi phí tuân thủ thủ tục hành chính về thuế.

5 trường hợp không phải nộp hồ sơ khai thuế

Thực hiện Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và để giảm thiểu thủ tục hành chính cho người nộp thuế, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định 5 trường hợp không phải nộp hồ sơ khai thuế:

  1. Người nộp thuế chỉ có hoạt động, kinh doanh thuộc đối tượng không chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế đối với từng loại thuế.
  2. Cá nhân có thu nhập được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân và quy định tại điểm b khoản 2 Điều 79 Luật Quản lý thuế trừ cá nhân nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản; chuyển nhượng bất động sản.
  3. Doanh nghiệp chế xuất chỉ có hoạt động xuất khẩu thì không phải nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng.
  4. Người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh theo quy định tại Điều 4 Nghị định 126/2020.
  5. Người nộp thuế nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế, trừ trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, tổ chức lại doanh nghiệp theo quy định của khoản 4 Điều 44 Luật Quản lý thuế.

>> Xem thêm: Thuế xuất nhập khẩu là gì? Cách tính thuế xuất nhập khẩu chi tiết

Khoản 2 Điều 30 quy định, theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế, ngân hàng thương mại cung cấp thông tin tài khoản thanh toán của từng người nộp thuế bao gồm: Tên chủ tài khoản; Số hiệu tài khoản theo Mã số thuế đã được cơ quan quản lý thuế cấp; Ngày mở tài khoản, ngày đóng tài khoản.

Việc cung cấp thông tin về tài khoản theo quy định trên được thực hiện lần đầu trong thời gian 90 ngày kể từ ngày 05-12-2020. Việc cập nhật các thông tin về tài khoản được thực hiện hàng tháng trong 10 ngày của tháng kế tiếp. Cơ quan thuế có trách nhiệm bảo mật thông tin do ngân hàng cung cấp.

Được tặng cho tiền có phải nộp thuế thu nhập cá nhân? Tiền là một trong những loại tài sản phổ biến được sử dụng làm quà tặng và thu nhập từ quà tặng là một trong những khoản thu nhập chịu thuế. Vậy, người nhận tặng cho tiền có phải nộp thuế không?

Để biết nhận tặng cho tiền có phải nộp thuế thu nhập cá nhân hay không, trước tiên hãy xem những khoản thu nhập từ quà tặng phải nộp thuế.

Theo khoản 10 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập từ nhận quà tặng là thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm khoản thu nhập của cá nhân nhận được từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, cụ thể:

  • Đối với nhận quà tặng là chứng khoán bao gồm: Cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán; cổ phần của các cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
  • Đối với nhận quà tặng là phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh bao gồm: Vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, vốn trong doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân, vốn trong các hiệp hội, quỹ được phép thành lập theo quy định của pháp luật hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh nếu là doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân.
  • Đối với nhận quà tặng là bất động sản bao gồm: Quyền sử dụng đất; quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất; quyền sở hữu nhà, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai; kết cấu hạ tầng và các công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả công trình xây dựng hình thành trong tương lai; quyền thuê đất; quyền thuê mặt nước; các khoản thu nhập khác nhận được từ thừa kế là bất động sản dưới mọi hình thức; trừ thu nhập từ quà tặng là bất động sản giữa:
    • Vợ với chồng
    • Cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ
    • Cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi
    • Cha chồng, mẹ chồng với con dâu
    • Cha vợ, mẹ vợ với con rể
    • Ông nội, bà nội với cháu nội, ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại
    • Anh chị em ruột với nhau.
  • Đối với nhận quà tặng là các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước như: Ô tô; xe gắn máy, xe mô tô; tàu thủy, kể cả sà lan, ca nô, tàu kéo, tàu đẩy; thuyền, kể cả du thuyền; tàu bay; súng săn, súng thể thao.

Theo pháp luật thuế thu nhập cá nhân, người được tặng cho tiền không phải nộp thuế thu nhập cá nhân; quy định này rất hợp lý vì tiền không phải là tài sản đăng ký nên không thể quản lý được việc ai tặng ai và tặng bao nhiêu tiền.

Những bạn tài xế xe công nghệ cho biết, hiện nay anh đang phải đóng 3% thuế giá trị gia tăng (GTGT) và 1,5% thuế thu nhập cá nhân (TNCN) trên tổng doanh thu thực nhận (tức là phần chi phí nhận được sau khi trừ chiết khấu cho hãng). Nếu thu nhập dưới 100 triệu đồng/năm thì không phải đóng các khoản thuế này.

Tuy nhiên, theo Nghị định 126, mức thuế GTGT áp dụng sẽ là 10% tính trên doanh thu thực nhận của mỗi chuyến xe/đơn hàng hoàn thành, bất kể tổng doanh thu một năm là bao nhiêu.  Với quy định mới, thu nhập có thể giảm tới 7,3 – 10%.

Cụ thể, tại điểm c khoản 5 Điều 7 của Nghị định 126 quy định: Tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân thì cá nhân không trực tiếp khai thuế. Tổ chức có trách nhiệm khai thuế GTGT đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế của tổ chức mà không phân biệt hình thức phân chia kết quả hợp tác kinh doanh, đồng thời khai thay và nộp thay thuế TNCN cho cá nhân hợp tác kinh doanh.

Về GTGT, các đơn vị hiện nay khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất 10% của doanh thu. Theo quy định trên, từ 5/12, tài xế sẽ phải nộp 10% thuế GTGT đầu ra như DN (thay vì mức hiện hành là 3% theo Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 và Công văn 384/TCT-TNCN ngày 08-02-2017.

Ngoài ra, theo quy định mới của ngành giao thông vận tải, kinh doanh vận tải taxi là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Cá nhân không được tự kinh doanh và DN sẽ là người chịu trách nhiệm kê khai thuế trên tổng số doanh thu thu được.

Ví dụ, đặt một chuyến xe công nghệ hết tổng cộng 100.000 đồng. Nếu phía công ty nhận về 20.000 đồng và chỉ phải kê khai 10% thuế GTGT cho phần thu của mình. Còn tài xế nhận 80.000 đồng và phải chịu 3% thuế GTGT, cùng 1,5% thuế TNCN đối với phần của mình.

Theo cách tính mới, khi thu tổng cộng 100.000 đồng thì phía công ty phải kê khai, nộp thuế GTGT với mức 10% đối với toàn bộ doanh thu 100.000 đồng, còn tài xế sẽ chỉ bị khấu trừ 1,5% thuế TNCN mà không phải nộp thêm khoản thuế 3% thuế GTGT đối với phần thu của cá nhân mình nữa.

Công ty sẽ phải chịu trách nhiệm khai thay và nộp thay thuế cho toàn bộ doanh thu của đối tác tài xế xe công nghệ. Tuy nhiên, phía công ty lại được khấu trừ thuế GTGT. “Như vậy, theo cách tính mới thì quyền lợi tài xế công nghệ không bị ảnh hưởng mà còn minh bạch hơn trong việc kê khai, quản lý thuế”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *