Một kế hoạch sản xuất chi tiết và đầy đủ giúp các công ty có được sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình sản xuất tiếp theo, từ đó công việc kinh doanh có thể phát triển nhanh chóng và theo đúng mục tiêu đã đề ra. Vậy lập kế hoạch sản xuất là gì? Hãy đón đọc nội dung bài viết dưới đây nhé!
1. Kế hoạch sản xuất là gì?
Lập kế hoạch sản xuất là quá trình tổng hợp các ý tưởng, tạo lập hay xây dựng một kế hoạch hoàn chỉnh cho một dự án sản xuất của doanh nghiệp đó. Từ kế hoạch sản xuất này, doanh nghiệp sẽ biết đến quy trình sản xuất sản phẩm diễn ra như thế nào từ khâu cung ứng đầu vào cho đến khâu dịch vụ khách hàng cuối cùng.
Kế hoạch sản xuất là gì?
2. Những lợi ích khi lập kế hoạch sản xuất cho doanh nghiệp
Có một kế hoạch sản xuất đầy đủ và chi tiết sẽ giúp ích rất nhiều cho công ty:
-
Giúp các công ty tiến lên và giữ cho các hoạt động sản xuất diễn ra suôn sẻ.
-
Giảm thiểu chi phí bằng cách xác định đầu vào và đầu ra cụ thể.
-
Giúp các công ty tối đa hóa năng suất sản xuất bằng cách sử dụng hiệu quả các nguồn lực.
-
Giúp các công ty giảm thiểu lãng phí trong sản xuất bằng cách hoạch định hướng sản xuất cụ thể cũng như kế hoạch sử dụng tài nguyên.
>> Xem thêm: Mô hình kinh doanh là gì? 7 mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay
3. Quy trình các bước lập kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp
Dự báo nhu cầu về sản phẩm
Hoạch định nhu cầu sản phẩm là cách tốt nhất để quyết định phương pháp lập kế hoạch sản xuất nào là lựa chọn tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn. Từ đây bạn sẽ ước lượng được những tài nguyên nào cần thiết và cách sử dụng chúng hiệu quả nhất.
Lập kế hoạch quản lý các mặt hàng tồn kho
Bạn cần lập kế hoạch quản lý hàng tồn kho để không rơi vào tình trạng thiếu hụt, lãng phí hoặc dự trữ quá nhiều. Trong bước này, hãy tập trung vào các kỹ thuật quản lý và kiểm soát hàng tồn kho mà bạn có thể sử dụng để quản lý hàng tồn kho hiệu quả nhất có thể.
Quy trình các bước lập kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp
Lên hoạch định nguồn nhân lực
Để cho kế hoạch sản xuất thành công đòi hỏi bạn phải nắm rõ các chi tiết hoạch định nguồn nhân lực của quá trình sản xuất một cách chính xác nhất. Tính đến số lượng người tối thiểu và các yêu cầu về nguyên liệu thô cần thiết để tạo ra một sản phẩm hoặc thực hiện một dịch vụ. Bạn cũng phải xem xét những máy móc và hệ thống nào cần thiết để thực hiện kế hoạch sản xuất của bạn.
Giám sát sản xuất
Khi tiến trình sản xuất, theo dõi và so sánh kết quả với lịch trình sản xuất và dự kiến nguồn lực. Đây là việc cần thực hiện liên tục và cần được ghi lại trong quá trình sản xuất.
Điều chỉnh kế hoạch để sản xuất có hiệu quả trong tương lai
Bước cuối cùng là phản ánh thông tin bạn nhận được trong bước bốn và lập chiến lược những gì bạn có thể làm để kế hoạch sản xuất diễn ra suôn sẻ trong tương lai. Việc lập kế hoạch sản xuất không chỉ đơn giản là lập ra các kế hoạch sản xuất có hiệu quả mà còn rút kinh nghiệm cho những lần sau.
>> Xem thêm: Hướng dẫn các bước lập kế hoạch kinh doanh thành công
4. Các loại kế hoạch sản xuất
Kế hoạch sản xuất được xây dựng dựa trên phương pháp mà doanh nghiệp áp dụng, cũng như loại sản phẩm, thiết bị máy móc và quy mô hoạt động. Hiện nay, có ba loại kế hoạch sản xuất phổ biến bao gồm:
1. Kế hoạch sản xuất hàng loạt
Phương pháp này tập trung vào việc sản xuất các sản phẩm giống nhau theo từng nhóm, thay vì làm ra từng chiếc đơn lẻ hoặc thực hiện trong tiến trình liên tục. Với một số doanh nghiệp, sản xuất hàng loạt có thể mang lại hiệu quả đáng kể.
2. Kế hoạch dựa trên dự án hoặc công việc
Phương pháp này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó tập trung vào việc sản xuất một hạng mục cụ thể do một cá nhân hoặc nhóm thực hiện. Loại kế hoạch này phù hợp với những yêu cầu mang tính đặc thù từ khách hàng vì khó triển khai sản xuất quy mô lớn.
3. Kế hoạch sản xuất dây chuyền
Còn được gọi là sản xuất liên tục, cách thức này dành cho các sản phẩm tiêu chuẩn hóa được sản xuất hàng loạt trên dây chuyền lắp ráp. Đây là phương pháp thường thấy ở các doanh nghiệp lớn nhằm duy trì dòng hàng hóa ổn định.
5. Những sai lầm phổ biến thường gặp khi lập kế hoạch sản xuất
Dưới đây là sai lầm phổ biến thường mắc phải trong quá trình lập kế hoạch sản xuất. Bạn phải chú ý để tránh mắc phải sai lầm hoặc rút kinh nghiệm cho bản thân và doanh nghiệp.
Lập kế hoạch tài chính không chuẩn xác
Khi đầu tư vào một lĩnh vực, nhà đầu tư phải nắm rõ việc đang đầu tư vào cần bao nhiêu tiền, doanh nghiệp sử dụng tiền thực hiện việc gì để tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên, nhiều kế hoạch sản xuất không làm rõ kế hoạch tài chính ngay từ đầy và không được đánh giá cao.
Để kế hoạch sản xuất thuyết phục được khách hàng, nhà đầu tư thì cần lập kế hoạch tài chính đưa ra những dự báo chi tiết về chi phí ban đầu, sự lưu chuyển tiền tệ trong suốt quá trình sản xuất, thu nhập hàng tháng, quyết toán năm. Theo kinh nghiệm, kế hoạch tài chính đưa ra thực hiện tối thiểu trong 3 năm hoạt động.
Không nắm bắt được mục tiêu của kế hoạch sản xuất
Việc xác định và hiểu được mục tiêu khi lập kế hoạch sản xuất kinh doanh là vô cùng quan trọng, người lập kế hoạch cần nhiều thời gian để suy nghĩ và phân tích để đưa ra mục tiêu rõ ràng. Bạn có thể nói mục tiêu kinh doanh trong thời gian tới sẽ chiếm được thị trường với số phần trăm nào đó nhưng điều này không có căn cứ và thiếu chính xác. Thay vào đó, cần dựa trên doanh số bán hàng theo từng giai đoạn cụ thể, đưa ra những kỳ vọng mục tiêu sắp tới để lập kế hoạch sản xuất tốt hơn.
Không nắm rõ nguyên lý hoạt động phân phối
Đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh chính là hệ thống phân phối nơi đưa sản phẩm đến với khách hàng. Trong các báo cáo sản xuất kinh doanh hiện nay nhiều doanh nghiệp vẫn không trình bày đầy đủ các yếu tố liên quan đến hoạt động phân phối dẫn đến gặp khó khăn khi hoạt động thực tế.
Cho rằng không có rủi ro kinh doanh
Mọi hoạt động kinh doanh đều có một mức độ rủi ro nhất định. Nhà đầu tư phải hiểu và tiên đoán được những rủi ro có thể xảy ra. Từ đó, lập kế hoạch các rủi ro có thể xảy ra và nêu rõ biện pháp xử lý.
Thiếu lộ trình thực hiện
Một bản kế hoạch sản xuất kinh doanh tốt là đưa ra tổng quan hoạt động của doanh nghiệp mục tiêu hiện tại, ngắn hạn và dài hạn. Lập kế hoạch sản xuất không chỉ mô tả cụ thể hoạt động mà còn cho biết cần làm gì ở từng giai đoạn và việc làm tiếp theo để chuyển từ giai đoạn này qua giai đoạn khác.
Vì thế, cần chú ý đưa ra kế hoạch sản xuất với lộ trình cụ thể và khả thi, kế hoạch bao hàm những mục tiêu cụ thể cần đạt được theo từng giai đoạn.
6. Một vài vấn đề cần lưu ý khi lập kế hoạch sản xuất
Trong suốt quá trình lập kế hoạch, bạn nên đặc biệt ghi nhớ 2 điều này:
Mẫu lập kế hoạch sản xuất
Dự báo chính xác
Khi bạn không ước tính đúng nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình thì không thể lập kế hoạch sản xuất chi tiết. Bạn phải xem xét xu hướng mua hàng từ những năm trước, những thay đổi về nhân khẩu học, những thay đổi về nguồn lực sẵn có và nhiều yếu tố khác. Những dự báo hoạch định nhu cầu này là nền tảng để lập kế hoạch sản xuất hiệu quả.
—> Xem thêm: Quản lý sản xuất là gì? Các phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả
Hiểu rõ nguồn lực
Doanh nghiệp cần xác định và phân tích các nguồn lực sẵn có như nhân công, nguyên vật liệu, máy móc, tài chính, đồng thời nhận diện những hạn chế để tối ưu hóa việc sử dụng trong quá trình sản xuất. Việc đảm bảo nguồn lực đầy đủ giúp quá trình thực hiện kế hoạch không gặp trở ngại.
Chọn phương pháp sản xuất phù hợp
Quyết định giữa quy trình thủ công hoặc tự động hóa nên phù hợp với loại sản phẩm và quy mô doanh nghiệp. Lựa chọn đúng đắn sẽ giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất và đạt hiệu quả cao nhất.
Tính linh hoạt
Kế hoạch cần được thiết kế linh hoạt để ứng phó với những thay đổi của thị trường hoặc tình huống bất khả kháng. Điều này giúp doanh nghiệp nhanh chóng điều chỉnh lịch trình, quy trình hoặc phân phối sản phẩm kịp thời.
Kế hoạch linh hoạt còn giúp giảm thiểu rủi ro tồn kho dư thừa nhờ tối ưu hóa sử dụng nguồn lực. Đơn cử như một nhà sản xuất quần áo: trước khi vào mùa hè, họ có thể lên kế hoạch lần lượt sản xuất 500 áo phông xanh nước biển và 400 áo ba lỗ đỏ. Một kế hoạch hiệu quả sẽ tính toán trước các rủi ro về tắc nghẽn hoặc chậm trễ trong khâu chuyển đổi giữa các lô hàng.
Biết năng lực của bạn
Biết được công suất tối đa mà hoạt động của bạn có thể quản lý phần lớn tuyệt đối sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn có thể cung cấp trong một khoảng thời gian. Đây là cách duy nhất để dự đoán bạn sẽ cần bao nhiêu tài nguyên để tạo ra X lượng sản phẩm.
Tóm lại, việc sản phẩm làm ra theo yêu cầu về số lượng, chất lượng và thời gian của khách hàng là vô cùng quan trọng nên việc lập kế hoạch sản xuất là khâu không thể bỏ qua. Với quy trình lập kế hoạch sản xuất mà chúng tôi chia sẻ trên đây hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Cảm ơn đã theo dõi bài viết trên của FAST.