fbpx

SaaS là gì? Tất tần tật về Software as a Service

24/05/2024

04/04/2024

255

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, software as a service (SaaS) đang là một trong những khái niệm được đề cập và quan tâm bởi nhiều doanh nghiệp. Nhưng SaaS là gì? Tại sao nó lại thu hút được sự chú ý của các doanh nghiệp? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn tất cả những thông tin cần thiết về SaaS, từ khái niệm cơ bản đến ứng dụng thực tiễn và lợi ích mà nó mang lại. Hãy cùng FAST tìm hiểu chi tiết về SaaS là gì và tất tần tật về Software as a Service trong bài viết dưới đây.

1. SaaS là gì?

SaaS, viết tắt của “Software as a Service” (phần mềm dưới dạng dịch vụ) là một mô hình phân phối phần mềm dựa trên nền tảng điện toán đám mây. Trong mô hình này, các phần mềm được lưu trữ và quản lý trên máy chủ của nhà cung cấp. Khi đó, người dùng cuối sẽ phải tốn một khoản phí định kỳ để có thể truy cập và sử dụng phần mềm thông qua nền tảng internet.

Một trong những lý do khiến SaaS được coi là “đỉnh” của kim tự tháp Cloud Computing là tính tiện lợi vượt trội của nó. Thay vì phải mất công cài đặt và duy trì phần mềm trên các máy chủ hay thiết bị cá nhân, người dùng cuối chỉ cần kết nối internet và truy cập vào các ứng dụng từ bất kỳ nơi nào. Điều này mang lại sự linh hoạt lớn trong cách làm việc và quản lý thông tin, đặc biệt là trong môi trường làm việc phân tán ngày nay.

SaaS là gì

2. Lịch sử hình thành SaaS

SaaS đã trải qua một hành trình phát triển đầy ấn tượng từ những ngày đầu của nó vào cuối những năm 1950 và đầu những năm 1960. Trong giai đoạn này, SaaS được nghiên cứu và phát triển chủ yếu trong lĩnh vực phần cứng máy tính, các nhà cung cấp phát hành phần mềm thông qua các phương tiện như đĩa mềm, băng từ và CD-ROM. Các phần mềm này thường được bán theo giấy phép, cho phép người dùng cài đặt và sử dụng  trên máy tính cá nhân. Lúc này, chi phí cho việc sử dụng SaaS cũng ít tốn kém hơn.

Tuy nhiên, hệ thống của SaaS vẫn gặp nhiều hạn chế về hiệu suất khi áp dụng cho các tổ chức có quy mô lớn, lý do chủ yếu là việc phải bảo trì phần mềm và phần cứng liên tục.

Đến giữa những năm 1990, sự bùng nổ của internet đã tạo ra một bước đột phá mới cho SaaS. Các nhà cung cấp bắt đầu phát triển phần mềm trên nền tảng điện toán đám mây, cho phép các tổ chức truy cập phần mềm từ mọi nơi mà không cần phải cài đặt trực tiếp trên máy tính.

Năm 1999, Salesforce đã đưa SaaS lên một tầm cao mới khi họ giới thiệu phần mềm quản lý quan hệ khách hàng CRM của riêng mình. Thành công nhanh chóng của Salesforce đã làm cho SaaS trở thành một phần không thể thiếu trong lĩnh vực ứng dụng  công nghệ. Từ đó, hàng loạt các công ty lớn như Microsoft, Oracle, SAP… cũng bắt đầu chuyển hướng phát triển theo mô hình này.

Ngày nay, SaaS đã trở thành một phần không thể tách rời của hoạt động kinh doanh và cá nhân. Từ phần mềm văn phòng đến quản lý dự án, từ kế toán đến quản lý quan hệ khách hàng, SaaS đang phục vụ cho mọi khía cạnh của cuộc sống công việc hàng ngày. Tính tiện lợi, linh hoạt và khả năng tích hợp của SaaS đã được cải thiện đáng kể, đi kèm với sự đa dạng hóa ứng dụng từ phần mềm văn phòng đến quản lý doanh nghiệp và nhiều lĩnh vực khác. Các nhà cung cấp SaaS đã tập trung vào việc cải thiện bảo mật, tuân thủ quy định và nâng cao trải nghiệm người dùng, đồng thời chuyển đổi các sản phẩm từ mô hình cài đặt truyền thống sang mô hình dịch vụ. Với sự hỗ trợ từ sự tiến bộ trong công nghệ, SaaS không ngừng phát triển và mở rộng, tiếp tục thúc đẩy sự hiện đại hóa và tăng cường hiệu suất làm việc cho nhiều doanh nghiệp và người dùng cá nhân. Theo thống kê từ Statistics, doanh thu ngành SaaS dự kiến đạt 136,30 triệu đô la Mỹ vào năm 2022 và 250,10 triệu đô la Mỹ năm 2027, với tốc độ tăng trưởng hàng năm trong giai đoạn 2022-2027 là 12,91%. Ở Việt Nam, thị trường SaaS cũng đang trở nên sôi động với sự xuất hiện của nhiều cái tên tiêu biểu trong lĩnh vực công nghệ. Theo Nghiên cứu từ Research and Market thì đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng của thị trường điện toán đám mây tại Việt Nam được dự đoán sẽ tăng trên 18,88%. 

Lịch sử hình thành SaaS

3. SaaS hoạt động như thế nào?

Mô hình hoạt động của SaaS thông qua việc sử dụng mô hình phân phối đám mây. Trong mô hình này, nhà cung cấp phần mềm sẽ lưu trữ toàn bộ dữ liệu liên quan trên các máy chủ, tài nguyên mạng và hệ thống máy tính tại trung tâm dữ liệu của họ, sau đó, triển khai dữ liệu lên các nền tảng điện toán đám mây. Việc lưu trữ dữ liệu và phần mềm trên đám mây cho phép người dùng truy cập vào các ứng dụng SaaS từ bất kỳ thiết bị nào có kết nối mạng. Điều này mang lại sự linh hoạt lớn, cho phép người dùng làm việc từ xa, trên nhiều thiết bị khác nhau như máy tính để bàn, máy tính xách tay, điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng.

Trong mô hình SaaS, các tổ chức sử dụng chỉ có thể truy cập vào bản sao của phần mềm được tạo ra bởi nhà cung cấp. Mã nguồn của các ứng dụng này là giống nhau cho tất cả các khách hàng và khi có các cập nhật tính năng hoặc chức năng mới, phiên bản mới sẽ được đồng bộ cho tất cả các khách hàng mà không phân biệt là doanh nghiệp hay người dùng cá nhân.

Hơn nữa, các doanh nghiệp có thể tích hợp mô hình SaaS với các phần mềm khác thông qua giao diện lập trình ứng dụng (API). Điều này cho phép họ tùy chỉnh và tích hợp phần mềm theo nhu cầu cụ thể. Và tất nhiên, việc này đòi hỏi chi phí cao hơn so với việc sử dụng các tính năng có sẵn trong gói dịch vụ SaaS.

SaaS hoạt động như thế nào

4. Ưu, nhược điểm của Software as a Service – SaaS

Ưu điểm

Có nhiều ưu điểm khi ứng dụng mô hình SaaS (Software as a Service), giúp các đơn vị tiết kiệm chi phí và tăng cường hiệu suất làm việc. Dưới đây là một số lợi ích của SaaS:

  • Tiết kiệm chi phí: Doanh nghiệp có thể linh hoạt chuyển đổi gói sản phẩm hoặc phân hệ  theo ngân sách và dễ dàng dự trù chi phí. Mức phí thanh toán chỉ dựa trên những tính năng mà người dùng sử dụng, giúp tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, điểm nổi bật nhất là doanh nghiệp, tổ chức hoặc người dùng cuối không phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng vật lý, các vấn đề bảo trì, nhân sự quản lý và chi phí đi kèm. 
  • Triển khai nhanh chóng: Sử dụng ngay lập tức mà không cần phải cài đặt hoặc thiết lập cấu hình phức tạp. Giao diện đơn giản và trực quan giúp người dùng dễ dàng thích nghi. Đồng thời, nhiều nhà cung cấp cũng đã tối ưu hệ thống API, cho phép đồng bộ và trao đổi dữ liệu giữa nhiều phần mềm từ nhiều nhà cung cấp khác nhau.
  • Khả năng mở rộng cao: Dễ dàng thay đổi số lượng và phân quyền người dùng, phù hợp với nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. SaaS cũng hỗ trợ tích hợp với các hệ thống, phần mềm khác để tối ưu hóa hiệu quả hoạt động mà không ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng dữ liệu có sẵn.
  • Bảo mật dữ liệu: Cùng với khả năng cập nhật phần mềm thường xuyên và tự động, các nhà cung cấp cũng áp dụng các biện pháp bảo mật để nâng cao mức độ bảo vệ dữ liệu của người dùng. Các hoạt động sao lưu thường xuyên được thực hiện để đảm bảo an toàn cho dữ liệu. Hơn nữa, tính năng phân quyền không chỉ giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý công việc mà còn loại bỏ các truy cập trái phép.  

Ngoài ra, SaaS còn mang lại các lợi ích khác như dễ dàng quản lý, hỗ trợ chăm sóc khách hàng và tuân thủ các quy định về bảo mật dữ liệu và an ninh mạng. Điều này giúp các doanh nghiệp tận dụng mô hình SaaS để nâng cao hiệu suất và tối ưu hóa quản lý.

Software as a Service - SaaS

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm trên, mô hình software as a service (SaaS) cũng có một số nhược điểm và rủi ro tiềm ẩn, bao gồm:

  • Phụ thuộc vào  kết nối internet: SaaS yêu cầu kết nối internet ổn định để truy cập và sử dụng dịch vụ. Nếu mất kết nối internet hoặc có vấn đề với mạng, người dùng sẽ không thể truy cập vào dịch vụ.
  • Giới hạn về tùy chỉnh: Mặc dù SaaS thường cung cấp các tính năng tiêu chuẩn, nhưng không phải lúc nào cũng đáp ứng được tất cả các yêu cầu tùy chỉnh của từng tổ chức. Điều này có thể gây ra hạn chế trong việc đáp ứng các nhu cầu đặc biệt của doanh nghiệp.
  • Chi phí dài hạn: Mặc dù có thể dễ dàng bắt đầu với mô hình SaaS với chi phí ban đầu thấp, nhưng chi phí sử dụng dài hạn có thể tăng lên theo thời gian và theo quy mô sử dụng, đặc biệt là khi cần mở rộng dịch vụ hoặc tăng cường tính năng.

Tóm lại, mặc dù SaaS mang lại nhiều tiện ích, nhưng doanh nghiệp cần xem xét kỹ lưỡng cân nhắc, tính toán những rủi ro, nhược điểm phải đối mặt khi quyết định triển khai mô hình này.

5. Xu hướng phát triển của phần mềm SaaS trên thế giới

Vertical SaaS (Phần mềm dưới dạng dịch vụ theo ngành dọc)

Vertical SaaS là một xu hướng trong ngành công nghiệp phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS) mà chúng ta có thể dự kiến ​​sẽ phát triển mạnh mẽ trong năm 2024. Trong khi SaaS theo chiều ngang (Horizontal SaaS) tập trung vào khách hàng ở mọi ngành và lĩnh vực, thì Vertical SaaS lại tập trung vào các ngành và chuỗi cung ứng cụ thể.

Vertical SaaS có thể được tùy chỉnh hoàn toàn để phục vụ các khách hàng trong các ngành công nghiệp cụ thể và chuỗi cung ứng. Điều này có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau như phân tích dữ liệu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, phân tích dữ liệu trong lĩnh vực bán lẻ, hoặc phần mềm phân tích dữ liệu hiện đại trong lĩnh vực vận chuyển và logistics.

Các công ty muốn tận dụng sự chuyên môn trong ngành của mình đang tìm kiếm Vertical SaaS như một lựa chọn cụ thể cho ngành công nghiệp của họ. Vertical SaaS không chỉ cung cấp các tính năng cơ bản, mà còn cho phép khách hàng tùy chỉnh các tính năng cụ thể theo nhu cầu của họ.

Kết nối với API

Nhu cầu ngày càng tăng về kết nối API (Giao diện lập trình ứng dụng) làm nổi bật sự quan trọng ngày càng cao của việc tích hợp mượt mà giữa các hệ thống phần mềm khác nhau, đặc biệt trong bối cảnh các giải pháp SaaS (phần mềm dưới dạng dịch vụ). API là cầu nối cho phép các ứng dụng và hệ thống khác nhau giao tiếp và chia sẻ dữ liệu một cách hiệu quả.

Khi thị trường SaaS tiếp tục mở rộng và doanh nghiệp ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào nhiều giải pháp phần mềm để tối ưu hóa hoạt động của họ, nhu cầu về kết nối API mạnh mẽ trở nên rõ ràng hơn. Tổ chức đang tìm cách tích hợp các ứng dụng SaaS vào hạ tầng hiện tại của họ để tăng cường hiệu suất, năng suất và quyết định.

Đơn giản hóa kỹ thuật lập trình (Low-code)

Xu hướng low-code có mối liên quan chặt chẽ đến lĩnh vực SaaS (Software as a Service), thay vì phải viết code để xây dựng một mô hình SaaS, các doanh nghiệp và nhà phát triển có thể sử dụng các công cụ low-code để tạo ra các ứng dụng một cách dễ dàng, thậm chí không cần có kiến thức lập trình sâu. Điều này giúp giảm bớt thời gian và chi phí phát triển, cho phép các doanh nghiệp SaaS triển khai các giải pháp mới nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Một lợi ích khác của xu hướng low-code là giảm thiểu chi phí phát triển và duy trì ứng dụng. Việc này giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và nguồn lực, đồng thời tăng lợi nhuận thông qua việc giảm bớt các chi phí liên quan đến dự án phát triển phần mềm.

Tính linh hoạt và khả năng thu hút và giữ chân nhân tài cũng là những điểm mạnh của xu hướng này. Các nhà phát triển có thể tham gia vào các dự án đầy thách thức mà không cần có kiến thức lập trình chuyên sâu.

Xu hướng phát triển của phần mềm SaaS trên thế giới

6. Mô hình SaaS được ứng dụng tại Việt Nam như thế nào?

Mô hình SaaS (Software as a Service), hay Phần mềm như một Dịch vụ, đã và đang được ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam với nhiều hình thức và lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số điểm nổi bật về cách mô hình SaaS được ứng dụng tại Việt Nam:

  • Tích hợp vào doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs): Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam tích cực ứng dụng SaaS vào mô hình kinh doanh và hoạt động sản xuất của mình để giảm thiểu chi phí cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu suất làm việc và tối ưu hóa quy trình kinh doanh.
  • Cải thiện quản lý và vận hành: Nhiều công ty ở Việt Nam sử dụng phần mềm SaaS cho quản lý dự án, quản lý nhân sự, kế toán, và CRM (Quản lý quan hệ khách hàng). Các giải pháp này giúp cải thiện đáng kể hiệu quả quản lý, tối ưu hóa nguồn lực và tăng cường giao tiếp nội bộ.
  • Thúc đẩy thương mại điện tử và marketing: Với sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử tại Việt Nam, các nền tảng SaaS hỗ trợ e-commerce và digital marketing như Shopify, WooCommerce (được tích hợp vào WordPress), và Mailchimp đã trở nên phổ biến. Chúng giúp các doanh nghiệp dễ dàng triển khai cửa hàng trực tuyến và thực hiện các chiến dịch marketing một cách hiệu quả.
  • Hỗ trợ khởi nghiệp công nghệ: SaaS cũng là một lĩnh vực khởi nghiệp nổi bật tại Việt Nam. Nhiều startup công nghệ đã phát triển các giải pháp SaaS sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu đặc thù của thị trường trong nước cũng như mở rộng ra thị trường quốc tế.
  • Giáo dục và đào tạo trực tuyến: Mô hình SaaS cũng được ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam thông qua các nền tảng học trực tuyến (e-learning) và quản lý giáo dục, cung cấp cho học viên và giáo viên các công cụ đào tạo, học tập trực tuyến hiệu quả.
  • Sự chấp nhận từ phía chính phủ: Chính phủ Việt Nam cũng khuyến khích việc sử dụng các giải pháp công nghệ dựa trên mô hình SaaS trong các cơ quan nhà nước như giáo dục, y tế, và quản lý hành chính công, nhằm nâng cao hiệu quả công việc và dịch vụ công ích.

Sự phát triển của mô hình SaaS tại Việt Nam phản ánh xu hướng toàn cầu hóa và số hóa trong mọi lĩnh vực. Điều này không chỉ giúp các doanh nghiệp và tổ chức nâng cao năng lực cạnh tranh mà còn thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế số.

7. Chi phí sử dụng SaaS bao gồm những mục nào?

Chi phí sử dụng SaaS (Software as a Service) thường bao gồm nhiều mục khác nhau, tùy thuộc vào nhà cung cấp, loại dịch vụ, và mức độ sử dụng của doanh nghiệp. Dưới đây là một số mục chi phí phổ biến:

  • Chi phí đăng ký/subscription fee: Đây là chi phí cơ bản nhất khi sử dụng dịch vụ SaaS, thường được tính theo tháng hoặc theo năm. Một số nhà cung cấp cũng có thể cung cấp các gói dịch vụ khác nhau với mức giá và tính năng đi kèm tương ứng.
  • Chi phí tùy chỉnh/customization fees: Nếu doanh nghiệp cần tùy chỉnh ứng dụng để phù hợp hơn với quy trình làm việc hoặc nhu cầu kinh doanh cụ thể, có thể sẽ phát sinh thêm chi phí cho việc này.
  • Chi phí tích hợp/integration fees: Việc tích hợp SaaS với các hệ thống IT hiện có của doanh nghiệp, như ERP, CRM, hoặc các ứng dụng khác, có thể yêu cầu phí tích hợp để đảm bảo sự liền mạch giữa các hệ thống.
  • Chi phí đào tạo/training fees: Một số nhà cung cấp SaaS có thể tính phí cho việc đào tạo người dùng sử dụng phần mềm, đặc biệt là cho các giải pháp phức tạp hoặc đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao.
  • Chi phí bảo mật và hỗ trợ/security and support fees: Chi phí này có thể áp dụng cho việc cung cấp bảo trì và hỗ trợ kỹ thuật cho người dùng, bao gồm cập nhật phần mềm, sửa lỗi và hỗ trợ kỹ thuật.
  • Chi phí tính theo sử dụng (Usage-based Fee): Đây là chi phí dựa trên việc sử dụng thực tế của dịch vụ, thường được tính dựa trên số lượng người dùng, dung lượng lưu trữ, số lượng giao dịch hoặc các yếu tố khác.

Những mục chi phí này có thể biến đổi rất lớn tùy thuộc vào đặc thù và yêu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp. Do đó, khi lựa chọn một giải pháp SaaS các doanh nghiệp cần  phải đánh giá kỹ lưỡng các chi phí liên quan để lập ngân sách chính xác và tránh các khoản phí bất ngờ.

8. Điểm khác biệt giữa mô hình SaaS với IaaS và PaaS

SaaS (Software as a Service): Là một mô hình cung cấp phần mềm qua internet mà người dùng có thể truy cập và sử dụng từ bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet.

  • Là phần mềm được cung cấp qua internet dưới dạng dịch vụ.
  • Doanh nghiệp không cần đầu tư vào phần mềm, hạ tầng.
  • Có thể sử dụng ngay lập tức và dễ dàng cài đặt.
  • Thích hợp cho các doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả hoạt động.

IaaS (infrastructure as a service): Là một dịch vụ cloud computing cung cấp tài nguyên hạ tầng máy chủ, lưu trữ, mạng và các nguồn tài nguyên khác qua internet. 

  • Là cơ sở hạ tầng (máy chủ, lưu trữ, mạng) được cung cấp qua internet dưới dạng dịch vụ.
  • Doanh nghiệp có thể tự do cài đặt và quản lý phần mềm.
  • Cần có kiến thức chuyên môn về IT để sử dụng.
  • Thích hợp cho các doanh nghiệp cần môi trường phát triển linh hoạt và có thể tùy chỉnh, giúp các nhà phát triển triển khai và quản lý ứng dụng một cách hiệu quả.

PaaS (platform as a service): Là một dịch vụ cloud computing cung cấp một môi trường phát triển và triển khai ứng dụng qua internet.

  • Là nền tảng để phát triển và triển khai ứng dụng được cung cấp qua internet dưới dạng dịch vụ.
  • Doanh nghiệp không cần lo lắng về hạ tầng và có thể tập trung vào phát triển ứng dụng.
  • Cần có kiến thức lập trình để sử dụng.
  • Thích hợp cho các doanh nghiệp muốn kiểm soát hoàn toàn cơ sở hạ tầng của mình và cần một mức độ linh hoạt cao trong việc mở rộng hoặc thu hẹp tài nguyên.

Bảng so sánh:

SaaS IaaS PaaS
Loại hình Phần mềm Cơ sở hạ tầng Nền tảng
Mức độ dễ sử dụng Dễ dàng, không cần cài đặt. Khó khăn, cần kiến thức IT. Trung bình, cần kiến thức lập trình.
Kiểm soát Thấp Cao Trung bình
Chi phí Thấp Trung bình Cao
Khả năng mở rộng Cao Cao Cao
Phù hợp với Doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí. Doanh nghiệp cần sự linh hoạt. Doanh nghiệp muốn phát triển triển khai và quản lý ứng dụng một cách hiệu quả.

 

9. Các giải pháp phần mềm của FAST sử dụng SaaS

FAST là công ty chuyên cung cấp cách giải pháp quản trị doanh nghiệp thông qua việc phát triển phần mềm, để nâng cao trải nghiệm đáp ứng mọi nhu cầu quản lý của khách hàng. FAST đưa ra nhiều phương thức cung cấp dịch vụ bao gồm cài đặt phần mềm dưới dạng on-premise và cả mô hình SaaS (Software as a Service) cho nhiều quy mô doanh nghiệp. Được phát triển trên nhiều nền tảng (Web-based, Mobile-web, Mobile-app), FAST cung cấp một loạt các ứng dụng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa các quy trình kinh doanh từ quản lý tài chính, quan hệ khách hàng, quản lý nhân sự đến quản lý phân phối.

giải pháp phần mềm của FAST sử dụng SaaS

  • ERP Fast Business Online (FBO): Đây là giải pháp ERP (Enterprise Resource Planning) trên nền tảng web của FAST, giúp doanh nghiệp quản lý toàn bộ các hoạt động kinh doanh của mình một cách hiệu quả. Với các chức năng quản lý kế toán tài chính, quản lý kho, quản lý nhân sự, quản lý sản xuất đến quản lý bán hàng… Fast Business Online cung cấp một hệ thống tích hợp giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình và tăng cường hiệu suất làm việc.
  • Fast CRM Online: Được xây dựng để giải quyết các nhu cầu quản lý quan hệ khách hàng của doanh nghiệp, Fast CRM Online giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng một cách hiệu quả. Từ việc quản lý thông tin khách hàng đến việc theo dõi hoạt động tương tác, Fast CRM Online giúp tối ưu hóa quy trình bán hàng và tăng cường trải nghiệm của khách hàng.
  • Fast HRM Online: Là một giải pháp quản lý nhân sự tích hợp, Fast HRM Online giúp doanh nghiệp quản lý thông tin nhân viên, chấm công và tính lương một cách dễ dàng và hiệu quả. Tính năng tích hợp giữa quản lý nhân sự và tính lương giúp tối ưu hóa quy trình và giảm thiểu công việc thủ công.
  • Fast DMS Online: Là giải pháp quản lý phân phối sản phẩm của FAST, Fast DMS Online giúp doanh nghiệp quản lý quy trình phân phối từ việc lập kế hoạch, theo dõi đơn hàng, đến quản lý kho và vận chuyển một cách hiệu quả. Sự linh hoạt của Fast DMS Online giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình phân phối và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.
  • Ngoài ra còn có các giải pháp khác ứng dụng SaaS như: Phần mềm kế toán Fast Accounting Online, phần mềm hóa đơn điện tử Fast e-Invoice, phần mềm hợp đồng điện tử Fast e-Contract

Với việc sử dụng mô hình SaaS, FAST không chỉ cung cấp các giải pháp phần mềm linh hoạt với nhiều tiện ích mà còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu và quản lý hiệu quả hơn. Đồng thời, sự linh hoạt của các giải pháp này cũng giúp doanh nghiệp dễ dàng thích ứng với các thay đổi và tăng cường hiệu suất làm việc.

10. Một số câu hỏi thường gặp về SaaS

SaaS có ứng dụng như thế nào trong doanh nghiệp?

SaaS được sử dụng rộng rãi trong doanh nghiệp để cung cấp các giải pháp như quản lý quan hệ khách hàng (CRM), quản lý tài nguyên nhân sự (HRM), quản lý quan hệ đối tác (PRM) và nhiều ứng dụng khác

Làm thế nào để chọn lựa một giải pháp SaaS phù hợp cho doanh nghiệp?

Việc chọn lựa một giải pháp SaaS phù hợp đòi hỏi phải xem xét nhu cầu của doanh nghiệp, tính linh hoạt của giải pháp, tính bảo mật, uy tín của nhà cung cấp, cũng như chi phí và khả năng tích hợp với các hệ thống hiện có.

Làm thế nào để đảm bảo an toàn thông tin khi sử dụng SaaS?

Để đảm bảo an toàn thông tin khi sử dụng SaaS, doanh nghiệp cần chọn nhà cung cấp có các biện pháp bảo mật mạnh mẽ, thường xuyên sao lưu dữ liệu, tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn về bảo mật dữ liệu.

SaaS có thể tích hợp được với các hệ thống hiện có không?

Có, SaaS thường có khả năng tích hợp với các hệ thống hiện có thông qua API (Application Programming Interface), cho phép dễ dàng kết nối và trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng khác nhau.

Chi phí sử dụng SaaS như thế nào so với việc mua phần mềm cài đặt truyền thống?

SaaS thường có chi phí sử dụng linh hoạt hơn, với mô hình trả phí phụ thuộc vào dịch vụ hoặc theo người dùng. So với việc mua phần mềm cài đặt truyền thống, SaaS thường giảm được chi phí đầu tư ban đầu và chi phí duy trì hạ tầng. Tuy nhiên, chi phí dài hạn có thể cao hơn do việc trả phí định kỳ.

bảng so sánh giá SaaS
Bảng giá phần mềm kế toán FAST phiên bản cài đặt và phiên bản dịch vụ (sử dụng SaaS)

Với khả năng cung cấp các ứng dụng mạnh mẽ thông qua internet, SaaS giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng cường sự linh hoạt và cải thiện hiệu suất làm việc. SaaS mang lại giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu kinh doanh. Trong tương lai, SaaS sẽ tiếp tục phát triển và định hình cách chúng ta quản lý, làm việc, học tập và tương tác với công nghệ. Đó là lý do tại sao việc hiểu rõ SaaS là gì và cách nó có thể được áp dụng vào hoạt động kinh doanh của bạn là cực kỳ quan trọng để không bị tụt hậu trong cuộc đua công nghệ số.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *