Cả Công nghệ phần mềm và Khoa học máy tính đều là các lĩnh vực kĩ thuật nơi người tốt nghiệp sẽ bắt đầu làm việc như người phát triển phần mềm. Quản lý hệ thống thông tin (HTTT) là lĩnh vực pha trộn của công nghệ và doanh nghiệp nơi người tốt nghiệp sẽ bắt đầu làm việc như nhà quản lý CNTT.
Cấu phần chính của lĩnh vực này là đào tạo sinh viên về cách quản lý CNTT trong các công ty để giải quyết vấn đề, phát triển và triển khai CNTT để giúp công ty tăng hiệu quả để cạnh tranh trên thị trường.
Trong lĩnh vực này, sinh viên sẽ học về:
-
CNTT và tác động của nó lên công ty, xã hội và đất nước
-
Tổ hợp các khía cạnh doanh nghiệp và CNTT vào trong chiến lược điều giúp cho công ty vận hành hiệu quả trong tình huống kinh doanh phức tạp và thế giới liên kết nối.
Là người quản lý CNTT:
-
Chuyên viên quản lý HTTT chịu trách nhiệm quản lý nhiều hoạt động CNTT bên trong công ty cũng như giúp tạo ra viễn kiến cho nhu cầu CNTT của công ty.
-
Vị trí này cũng chịu trách nhiệm bảo trì và nâng cấp hệ thống CNTT hiện có (cả phần mềm và phần cứng), bằng thương lượng với người bán CNTT. Ngày nay nhu cầu về người quản lý CNTT là cao qua các ngành công nghiệp và nó sẽ tăng trưởng nhanh hơn khi nhiều công ty đang đầu tư vào trong CNTT để cải tiến hiệu quả và hiệu năng. Khi ngày càng nhiều thiết bị di động (điện thoại thông minh, máy tính bảng…) được dùng trong môi trường làm việc, các công ty phải tìm cách cho phép công nhân tổ hợp những thiết bị đó và giữ an ninh để dùng các thiết bị đó một cách an toàn.
-
Chuyên viên này phải có tri thức về an ninh máy tính để cài đặt các công cụ mà người sử dụng cần để chắc rằng họ có năng suất và an toàn làm công việc của họ.
Ngoài các kĩ năng kĩ thuật là nền tảng, kĩ năng quản lý là quan trọng nhất để là người quản lý CNTT thành công.
-
Người quản lý CNTT phải có khả năng phân tích vấn đề và lấy ra giải pháp tốt nhất và có chi phí hiệu quả nhất. Điều đó yêu cầu tri thức về hệ thống khi làm việc vì khi hệ thống CNTT không làm việc, mọi phút dành ra cho việc tìm giải pháp là một phút các nhân viên không có năng suất và tốn phí tiền bạc của doanh nghiệp.
-
Người quản lý CNTT cũng cần có khả năng lãnh đạo và động viên mọi người đáp ứng mục đích doanh nghiệp của công ty. Để thành công người tốt nghiệp ngành HTTT kinh doanh phải phát triển kĩ năng mềm rất giỏi (trao đổi, trình bày, lắng nghe, động viên…). Người quản lý CNTT cần hiểu cái gì động viên cho từng nhân viên và điều chỉnh phong cách quản lý của họ tương ứng.
-
Vì công nghệ thay đổi nhanh chóng, người quản lý CNTT phải giám sát cả xu hướng thị trường và xu hướng công nghệ để lập kế hoạch và điều chỉnh chiến lược CNTT của công ty tương ứng. Người tốt nghiệp HTTT kinh doanh phải có tri thức giỏi về tính toán trên nền điện toán đám mây và di động (hai xu hướng quan trọng hiện thời) và giúp công ty dịch chuyển theo các xu hướng này.
Về sự nghiệp, phần lớn người tốt nghiệp HTTT kinh doanh bắt đầu như người quản lý dự án phần mềm và dành ra vài năm quản lý dự án CNTT. Người quản lý dự án CNTT thành công thường tiến lên thêm nữa thành người quản lý CNTT, giám đốc CNTT, rồi giám đốc công nghệ (CTO) và thậm chí là giám đốc thông tin (CIO).
Ngày nay yêu cầu tối thiểu cho người quản lý CNTT là bằng cử nhân. Một số công ty yêu cầu hai tới năm năm kinh nghiệm hay có bằng chuyên sâu như thạc sĩ trong quản lý hệ thông tin (MIS) hay thạc sĩ trong quản trị kinh doanh (MBA).
Thách thức chính liên kết với việc tìm ra người quản lý CNTT là ở phẩm chất và mức kĩ năng của người này. Hiện thời các công ty công nghệ thấy khó tuyển được những kĩ năng này. Nhiều người tốt nghiệp công nghệ phần mềm và khoa học máy tính ưa thích làm việc trong khu vực kĩ thuật và có thể không có đào tạo cần thiết để là người quản lý.
Tìm ra một người quản lý CNTT được cập nhật với công nghệ hiện thời nhất và biết xu hướng toàn cầu, kết cấu nền, an ninh… là cực kì khó khăn. Có những chuyên viên CNTT có nhiều năm kinh nghiệm làm việc, nhưng ít người để thời gian phát triển và cập nhật tập kĩ năng của họ để sánh đúng với điều được yêu cầu về cả người lãnh đạo kĩ thuật và doanh nghiệp.
Mặc dầu họ có thể có các kĩ năng kĩ thuật nhưng điều đó không có nghĩa là họ có kĩ năng quản lý và kĩ năng mềm. Đó là lý do tại sao quản lý HTTT kinh doanh là lĩnh vực “nóng” trong thị trường việc làm cạnh tranh này.
GS John Vũ, 18-8-2014
Cả Công nghệ phần mềm và Khoa học máy tính đều là các lĩnh vực kĩ thuật nơi người tốt nghiệp sẽ bắt đầu làm việc như người phát triển phần mềm. Quản lý hệ thống thông tin (HTTT) là lĩnh vực pha trộn của công nghệ và doanh nghiệp nơi người tốt nghiệp sẽ bắt đầu làm việc như nhà quản lý CNTT.
Cấu phần chính của lĩnh vực này là đào tạo sinh viên về cách quản lý CNTT trong các công ty để giải quyết vấn đề, phát triển và triển khai CNTT để giúp công ty tăng hiệu quả để cạnh tranh trên thị trường.
Trong lĩnh vực này, sinh viên sẽ học về:
-
CNTT và tác động của nó lên công ty, xã hội và đất nước
-
Tổ hợp các khía cạnh doanh nghiệp và CNTT vào trong chiến lược điều giúp cho công ty vận hành hiệu quả trong tình huống kinh doanh phức tạp và thế giới liên kết nối.
Là người quản lý CNTT:
-
Chuyên viên quản lý HTTT chịu trách nhiệm quản lý nhiều hoạt động CNTT bên trong công ty cũng như giúp tạo ra viễn kiến cho nhu cầu CNTT của công ty.
-
Vị trí này cũng chịu trách nhiệm bảo trì và nâng cấp hệ thống CNTT hiện có (cả phần mềm và phần cứng), bằng thương lượng với người bán CNTT. Ngày nay nhu cầu về người quản lý CNTT là cao qua các ngành công nghiệp và nó sẽ tăng trưởng nhanh hơn khi nhiều công ty đang đầu tư vào trong CNTT để cải tiến hiệu quả và hiệu năng. Khi ngày càng nhiều thiết bị di động (điện thoại thông minh, máy tính bảng…) được dùng trong môi trường làm việc, các công ty phải tìm cách cho phép công nhân tổ hợp những thiết bị đó và giữ an ninh để dùng các thiết bị đó một cách an toàn.
-
Chuyên viên này phải có tri thức về an ninh máy tính để cài đặt các công cụ mà người sử dụng cần để chắc rằng họ có năng suất và an toàn làm công việc của họ.
Ngoài các kĩ năng kĩ thuật là nền tảng, kĩ năng quản lý là quan trọng nhất để là người quản lý CNTT thành công.
-
Người quản lý CNTT phải có khả năng phân tích vấn đề và lấy ra giải pháp tốt nhất và có chi phí hiệu quả nhất. Điều đó yêu cầu tri thức về hệ thống khi làm việc vì khi hệ thống CNTT không làm việc, mọi phút dành ra cho việc tìm giải pháp là một phút các nhân viên không có năng suất và tốn phí tiền bạc của doanh nghiệp.
-
Người quản lý CNTT cũng cần có khả năng lãnh đạo và động viên mọi người đáp ứng mục đích doanh nghiệp của công ty. Để thành công người tốt nghiệp ngành HTTT kinh doanh phải phát triển kĩ năng mềm rất giỏi (trao đổi, trình bày, lắng nghe, động viên…). Người quản lý CNTT cần hiểu cái gì động viên cho từng nhân viên và điều chỉnh phong cách quản lý của họ tương ứng.
-
Vì công nghệ thay đổi nhanh chóng, người quản lý CNTT phải giám sát cả xu hướng thị trường và xu hướng công nghệ để lập kế hoạch và điều chỉnh chiến lược CNTT của công ty tương ứng. Người tốt nghiệp HTTT kinh doanh phải có tri thức giỏi về tính toán trên nền điện toán đám mây và di động (hai xu hướng quan trọng hiện thời) và giúp công ty dịch chuyển theo các xu hướng này.
Về sự nghiệp, phần lớn người tốt nghiệp HTTT kinh doanh bắt đầu như người quản lý dự án phần mềm và dành ra vài năm quản lý dự án CNTT. Người quản lý dự án CNTT thành công thường tiến lên thêm nữa thành người quản lý CNTT, giám đốc CNTT, rồi giám đốc công nghệ (CTO) và thậm chí là giám đốc thông tin (CIO).
Ngày nay yêu cầu tối thiểu cho người quản lý CNTT là bằng cử nhân. Một số công ty yêu cầu hai tới năm năm kinh nghiệm hay có bằng chuyên sâu như thạc sĩ trong quản lý hệ thông tin (MIS) hay thạc sĩ trong quản trị kinh doanh (MBA).
Thách thức chính liên kết với việc tìm ra người quản lý CNTT là ở phẩm chất và mức kĩ năng của người này. Hiện thời các công ty công nghệ thấy khó tuyển được những kĩ năng này. Nhiều người tốt nghiệp công nghệ phần mềm và khoa học máy tính ưa thích làm việc trong khu vực kĩ thuật và có thể không có đào tạo cần thiết để là người quản lý.
Tìm ra một người quản lý CNTT được cập nhật với công nghệ hiện thời nhất và biết xu hướng toàn cầu, kết cấu nền, an ninh… là cực kì khó khăn. Có những chuyên viên CNTT có nhiều năm kinh nghiệm làm việc, nhưng ít người để thời gian phát triển và cập nhật tập kĩ năng của họ để sánh đúng với điều được yêu cầu về cả người lãnh đạo kĩ thuật và doanh nghiệp.
Mặc dầu họ có thể có các kĩ năng kĩ thuật nhưng điều đó không có nghĩa là họ có kĩ năng quản lý và kĩ năng mềm. Đó là lý do tại sao quản lý HTTT kinh doanh là lĩnh vực “nóng” trong thị trường việc làm cạnh tranh này.
GS John Vũ, 18-8-2014