Các lưu ý về hóa đơn hộ kinh doanh năm 2022
Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh sẽ được áp dụng hóa đơn điện tử kể từ ngày 1-7-2022 theo quy định tại Thông tư 78/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính. Bài viết sau đây sẽ cung cấp các thông tin về hóa đơn hộ kinh doanh để giúp mọi người cập nhật kịp thời các quy định của Bộ tài chính.
Pháp luật quy định như thế nào về hộ kinh doanh?
Theo Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, cụ thể là khoản 1 có quy định:
“Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp các thành viên trong gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh hoặc người được ủy quyền là chủ hộ kinh doanh”.
Hộ kinh doanh và hóa đơn hộ kinh doanh
>> Xem thêm: Mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh theo quy định
Một số đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh
Đối tượng
-
Hộ kinh doanh là do một cá nhân người Việt Nam hoặc một hộ gia đình hay một nhóm người làm chủ.
-
Nếu chủ hộ kinh doanh là cá nhân, họ có quyền quyết định mọi hoạt động kinh doanh của hộ.
-
Nếu chủ hộ là một hộ gia đình hay một nhóm người, mọi hoạt động kinh doanh do các thành viên trong hội quyết định và cử một người đại diện để tham gia giao dịch với bên ngoài.
Hoạt động sản xuất kinh doanh
-
Những hộ kinh doanh hoạt động một cách thường xuyên, liên tục, có quy mô ổn định mới cần đăng ký với cơ quan chức năng.
-
Ngược lại, các hộ kinh doanh không ổn định như làm muối, bán hàng rong, sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, làm dịch vụ thu nhập thấp,… thì không phải đăng ký (trừ các ngành nghề kinh doanh có điều kiện).
>>> Xem thêm: Hướng dẫn xin giấy phép kinh doanh hộ gia đình đơn giản
Trách nhiệm pháp lý
Các cá nhân, thành viên trong hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm trả hết nợ, không phụ thuộc vào tài sản kinh doanh hay dân sự mà họ đang sở hữu và không phụ thuộc vào việc họ đang thực hiện hay chấm dứt thực hiện các hoạt động kinh doanh. Đây được xem là tính chịu trách nhiệm pháp lý vô hạn.
Các loại hóa đơn phổ biến
Hóa đơn GTGT là gì?
Hóa đơn GTGT là một loại chứng từ do Bộ Tài chính phát hành hoặc doanh nghiệp tự in trong trường hợp đã đăng ký với cơ quan thuế. Trong kinh doanh, loại hóa đơn này được lập ra nhằm mục đích kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hoàn thuế hay hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh…
Hình ảnh minh họa hóa đơn GTGT
Hóa đơn bán hàng là gì?
Căn cứ tại điểm c khoản 1 Điều 4 Nghị định 51/2010/NĐ-CP, quy định hóa đơn bán hàng (hay còn gọi là hóa đơn bán hàng trực tiếp/hóa đơn thông thường) là hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ dành cho các tổ chức, cá nhân khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp. Hóa đơn bán hàng trực tiếp phải do Chi cục Thuế cấp mới có giá trị hợp pháp.
Hóa đơn hộ kinh doanh: Hóa đơn bán hàng
Sự khác nhau giữa hóa đơn GTGT và hóa đơn bán hàng trực tiếp
Tiêu chí |
Hóa đơn GTGT |
Hóa đơn bán hàng |
Phương pháp tính thuế |
Phương pháp khấu trừ. |
Phương pháp trực tiếp. |
Đơn vị phát hành hóa đơn |
Bộ Tài chính phát hành hoặc doanh nghiệp có thể tự in khi đã đăng ký với cơ quan thuế. |
Mua trực tiếp tại cơ quan thuế. |
Thuế suất trên hóa đơn |
Có dòng thuế suất và tiền thuế thể hiện đầy đủ trên hóa đơn. |
Không có dòng thuế suất và tiền thuế thể hiện đầy đủ trên hóa đơn. |
Dấu mộc |
Có dấu mộc tròn. |
Có dấu mộc vuông hoặc tròn. |
Hình thức kê khai |
Kê khai cả hóa đơn đầu ra và đầu vào đủ điều kiện khấu trừ. |
Chỉ kê khai hóa đơn đầu ra. |
Chữ ký |
Chữ ký của người bán hàng và giám đốc. |
Chỉ có chữ ký người bán hàng. |
>> Xem thêm: Hóa đơn trực tiếp là gì? Toàn bộ thông tin về hóa đơn trực tiếp
Trong hóa đơn hộ kinh doanh có được xuất hóa đơn GTGT?
Như đã đề cập ở trên, Bộ Tài chính quy định hóa đơn GTGT là loại hóa đơn được sử dụng trong các tổ chức kinh doanh tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Tại Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013 có thể hiện phương pháp tính thuế khấu trừ chỉ sử dụng cho các cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo đúng quy định. Cụ thể:
-
Các cơ sở kinh doanh mỗi năm có doanh thu từ hoạt động bán hàng, cung ứng dịch vụ đạt khoảng 1 tỷ đồng trở lên (ngoại trừ các hộ và cá nhân kinh doanh).
-
Các cơ sở kinh doanh tự nguyện đăng ký áp dụng phương pháp tính thuế khấu trừ (ngoại trừ các hộ và cá nhân kinh doanh).
⇒ Từ đó, có thể kết luận rằng, căn cứ vào quy định thì hộ kinh doanh không thuộc đối tượng sử dụng hóa đơn GTGT nên không được xuất loại hóa đơn bán hàng của hộ kinh doanh này.
Đối tượng được sử dụng hóa đơn bán hàng trực tiếp
Theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP (thời gian có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01/04/2022), cụ thể là khoản 2 Điều 8 có quy định về các đối tượng sử dụng hóa đơn bán hàng như sau:
Quy định về hóa đơn bán hàng trực tiếp
⇒ Như vậy, theo quy định trên, hóa đơn hộ kinh doanh có thể xuất là hóa đơn bán hàng trực tiếp.
Trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01-07-2022
Cụ thể, hóa đơn hộ kinh doanh theo hình thức hóa đơn điện tử được áp dụng kể từ ngày 01-07-2022 trong các trường hợp sau:
Quy định về hóa đơn điện tử từ ngày 01-07-2022
Lưu ý:
-
Các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc diện được quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 123/2020/NĐ-CP không thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, không có cơ sở hạ tầng, phần mềm kế toán, phần mềm tạo lập hóa đơn điện tử để thực hiện chuyển đổi theo luật định thì sử dụng hóa đơn giấy của cơ thuế trong vòng tối đa 12 tháng, song song với đó cơ quan thuế sẽ có giải pháp giúp chuyển đổi dần sang áp dụng hóa đơn điện tử.
-
Đối với hộ hoặc cá nhân kinh doanh đang hoạt động từ trước ngày 1-7-2022, thời gian tối đa 12 tháng được tính một lần kể từ ngày 1-7-2022; hoặc kể từ thời điểm đăng ký bắt đầu hộ kinh doanh xuất hóa đơn, cá nhân kinh doanh mới thành lập từ ngày ngày 1-7-2022.
Trường hợp không bắt buộc hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử
Quy định dựa trên Khoản 2 Điều 11 Thông tư 78/2021/TT-BTC và Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Theo đó, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh tại những khu vực có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn có thể sử dụng hóa đơn giấy do cơ quan thuế cấp trong thời gian tối đa 12 tháng khi đáp ứng các điều kiện sau:
1. Không thực hiện giao dịch với cơ quan thuế thông qua phương tiện điện tử.
2. Không có cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cần thiết.
3. Không trang bị hệ thống phần mềm kế toán.
4. Không sở hữu phần mềm hóa đơn để sử dụng hóa đơn điện tử và truyền dữ liệu điện tử tới người mua cũng như cơ quan thuế.
Về thời hạn 12 tháng, quy định cụ thể như sau:
– Đối với hộ kinh doanh hoạt động trước ngày 01/7/2022: Thời hạn được tính một lần kể từ ngày 01/7/2022.
– Đối với hộ và cá nhân kinh doanh mới thành lập từ ngày 01/7/2022: Thời hạn tính từ thời điểm đăng ký bắt đầu sử dụng hóa đơn.
⇒ Tóm lại, hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai, phương pháp khoán và khai thuế theo từng lần phát sinh thì được phép sử dụng hóa đơn điện tử.
Theo quy định của Bộ tài chính (BTC), các hộ kinh doanh, cá nhân nộp thuế theo phương pháp kê khai sẽ phải áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 88/2021/TT-BTC, ban hành ngày 11-10-2021 và áp dụng phương pháp kê khai thuế theo Thông tư 40/2021/TT-BTC, ban hành ngày 01-06-2021.
Phần mềm kế toán dành cho hộ kinh doanh
FAST đã cập nhật các phần mềm kế toán Fast Accounting Online và Fast Accounting Online for Bookkeepers đáp ứng đầy đủ các quy định về chứng từ, sổ sách và báo cáo thuế theo Thông tư 88 và Thông tư 40.
Các khách hàng có nhu cầu tư vấn về hóa đơn hộ kinh doanh cũng như phần mềm kế toán dành cho hộ kinh doanh xin vui lòng liên hệ tại website https://fast.com.vn/ hoặc Fanpage Công ty Phần mềm FAST.
Bài viết liên quan:
Mã số thuế hộ kinh doanh là gì? Hướng dẫn cách tra cứu chi tiết