fbpx

Nhà phân phối là gì? Tiêu chí lựa chọn nhà phân phối hiệu quả

27/08/2024

16/02/2023

7730

Nhà phân phối đóng vai trò quan trọng trong việc mang sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Vậy bạn có thật sự hiểu rõ về nhà phân phối là gì? Nhà phân phối và đại lý khác nhau như thế nào? Trong bài viết dưới đây, các bạn hãy cùng fast.com.vn tìm hiểu và đưa ra câu trả lời chính xác nhất nhé!

Khái quát thế nào là nhà phân phối?

Khái niệm đại lý phân phối là gì?

Nhà phân phối là đơn vị trung gian giúp kết nối giữa các sản phẩm của doanh nghiệp với các cửa hàng, đại lý hay trực tiếp đến khách hàng. Nhà phân phối được hiểu đơn giản là đơn vị nhập hàng hóa với số lượng lớn từ các công ty hay những đơn vị sản xuất. Hàng hóa được mua sẽ lưu trữ ở trong kho và bán dần cho các đại lý hay cửa hàng với mức giá chênh lệch.

Khái niệm phân phối là gì?

Khái niệm phân phối là gì?

Vai trò và chức năng của đại lý phân phối là gì?

Bên cạnh việc cung cấp hàng hóa, các nhà phân phối cũng là đơn vị hỗ trợ những thông tin kỹ thuật về sản phẩm cũng như dịch vụ bảo hành và sửa chữa cho khách hàng. Từ đó, khách hàng được hỗ trợ một cách toàn diện về sản phẩm mà không cần thông qua các đơn vị sản xuất.

Nhà phân phối đóng một vai trò hết sức quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hóa giúp sản phẩm có thể tiếp cận thị trường tốt hơn. Khi nhà phân phối nâng giá sản phẩm vượt quá mức thỏa thuận thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình kinh doanh tại một doanh nghiệp.

vai trò nhà phân phối

Vai trò nhà phân phối là gì?

Những đặc điểm pháp lý của nhà phân phối là gì?

Hình thức phân phối

Nhà phân phối chính là bên trung gian giúp đưa sản phẩm tại đơn vị sản xuất đến tay của người tiêu dùng và nhận chiết khấu bán hàng. Nhà phân phối sẽ tiến hành phân phối các sản phẩm thay cho các đơn vị sản xuất.

Hình thức phân phối

Hình thức phân phối

Nhà phân phối trang bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ, pháp lý theo quy định

Các loại giấy tờ và hồ sơ phụ thuộc vào mô hình kinh doanh mà các cá nhân hay doanh nghiệp thực hiện dựa vào quy định tại Luật Doanh nghiệp. Nhà phân phối phải tổ chức các hoạt động dựa vào quyền hạn, nghĩa vụ cụ thể  của doanh nghiệp đó trên thị trường để nhà nước thực hiện quản lý các diễn biến có thể xảy ra.

Những tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài cần phải trang bị đầy đủ Giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép thành lập cơ sở bán lẻ dựa vào quy định 09/2018/NĐ-CP. Đây là điều kiện thực hiện quyền phân phối hàng hóa tại Việt Nam.

Nhà phân phối trang bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ, pháp lý theo quy định

Nhà phân phối trang bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ, pháp lý theo quy định

Nhà phân phối bảo mật thông tin và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho nhà cung cấp

Nhiệm vụ chính của nhà phân phối đó chính là phân phối và bán sản phẩm cho các doanh nghiệp sản xuất. Việc phân phối sản phẩm như đã thỏa thuận với quyền sở hữu công nghiệp sẽ được bảo hộ như tên thương mại, tên biểu tượng, khẩu hiệu… chỉ được sử dụng khi có sự chấp thuận từ nhà cung cấp. Các bên phải tôn trọng quyền lợi của nhau như những đối tác trên thị thường.

Nhà phân phối bảo mật thông tin và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho nhà cung cấp

Nhà phân phối bảo mật thông tin và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho nhà cung cấp

Những thông tin mà nhà phân phối cần phải bảo mật bao gồm:

Các kế hoạch bán sản phẩm.
Số liệu nghiên cứu thị trường và bán hàng.
Các chiến dịch về khuyến mãi cũng như hoạt động tiếp thị.
Những dữ liệu thống kê báo cáo và các hoạt động khác.
Nhà phân phối có quyền thỏa thuận với đại lý, nhà bán lẻ hay đơn vị cung cấp
Các thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ cần phải được đảm bảo quy định pháp luật. Những vấn đề cần thỏa thuận như sau:

    • Thời hạn phân phối sản phẩm.
    • Mức chiết khấu và giá cả.
    • Thời gian, địa điểm nhận và giao hàng hóa.
    • Giải quyết các tranh chấp, phương thức thanh toán sử dụng…

 

 

 

 

Nhà phân phối có quyền thỏa thuận với đại lý, nhà bán lẻ hay đơn vị cung cấp

Nhà phân phối có quyền thỏa thuận với đại lý, nhà bán lẻ hay đơn vị cung cấp

*** Xem thêm thông tin hữu ích khác: Phần mềm ERP Việt Nam tốt nhất dành cho các doanh nghiệp

Kinh nghiệm để trở thành nhà phân phối

Nhà phân phối muốn có chỗ đứng trên thị trường và đạt mục tiêu về doanh thu cần tham khảo một số kinh nghiệm sau đây:

Nguồn vốn kinh doanh tại doanh nghiệp

Bất kì doanh nghiệp nào khi kinh doanh cũng cần đến vốn. Tùy thuộc vào mức vốn mà doanh nghiệp đang có mà chúng ta có kế hoạch để đầu tư cũng như mở rộng quy mô kinh doanh. Các doanh nghiệp có nguồn vốn lớn và ổn định có thể đầu tư vào những mặt hàng có giá trị lớn hay hàng cao cấp, còn nếu nguồn vốn eo hẹp thì nên chọn những mặt hàng tiêu dùng giá rẻ.

Nguồn vốn kinh doanh tại doanh nghiệp

Nguồn vốn kinh doanh được sử dụng để chỉ trả cho các khoản liên quan trong chuỗi phân phối như: Mặt bằng, nhân công, cơ sở vật chất, chi phí quảng cáo, tiền hàng nhập, chi phí thủ tục, giấy tờ,… Bên cạnh đó, nhà phân phối cần một khoản vốn xoay vòng nhất định để có thể duy trì thời gian để tạo ra lãi suất.

Giấy phép và hồ sơ pháp lý

Bên cạnh nguồn vốn thì các giấy tờ về mặt pháp lý cũng không thể thiếu. Nhà phân phối cần phải đăng ký các giấy tờ, thủ tục, hồ sơ dựa trên quy định của pháp luật. Nhà phân phối cần phải đăng ký các giấy tờ kinh doanh tại đơn vị và cơ quan có thẩm quyền.

 

Giấy phép và hồ sơ pháp lý

Bất kể doanh nghiệp phân phối mặt hàng hay quy mô kinh doanh như thế nào thì việc hoàn tất đầy đủ các giấy tờ, thủ tục là hết sức quan trọng. Điều này được xem là bắt buộc đối với các đơn vị phân phối. Vì vậy, doanh nghiệp trước khi thành lập cần tìm hiểu kỹ các hồ sơ, giấy tờ để tránh phải mất nhiều thời gian và công sức.

Tầm hiểu biết về thị trường

Một nhà phân phối thành công là khi họ nắm bắt thị trường tốt. Vì vậy, doanh nghiệp cần tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng, nhu cầu cũng như sức mua của thị trường đối với các sản phẩm và dịch vụ mà mình cung cấp.

>>> Xem thêm: Các tiêu chí lựa chọn phần mềm kế toán và nhà cung cấp phù hợp

Quy trình quản lý mà các nhà phân phối cần quan tâm

Nhà phân phối cần quan tâm đến các quy trình vận hành để có thể đảm bảo những hoạt động kinh doanh được diễn ra hiệu quả nhất. Dưới đây, fast.com.vn sẽ giới thiệu cho bạn một số quy trình cơ bản mà các doanh nghiệp cần quan tâm và chú ý:

Quy trình quản lý nhà cung cấp

Quy trình quản lý nhà cung cấp là một quy trình hết sức quan trọng đối với nhà phân phối, chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn hàng phân phối. Doanh nghiệp có quy trình quản lý tốt, tỷ lệ chuyển đổi số hóa cao sẽ nhanh chóng chọn được nhà cung cấp phù hợp, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm và tối ưu chi phí tốt.

Quy trình quản lý kho hàng

Nhà phân phối với đặc điểm cung cấp hàng hóa cho các đại lý, cửa hàng bán lẻ nên sẽ sở hữu một kho hàng rất lớn. Việc quản lý kho hàng một cách hiệu quả sẽ giúp cho nhà phân phối có thể nắm bắt được số lượng cụ thể đối với từng mặt hàng nhất định. Bên cạnh đó, việc theo dõi tình trạng nhập xuất nhập hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể hạn chế được những sai sót có thể xảy ra.

Quy trình quản lý đơn hàng

Quản lý đơn hàng là một khâu quan trọng đối với nhà phân phối. Việc quản lý đơn hàng sẽ bao gồm các công việc liên quan như đơn đặt hàng, xuất kho, vận chuyển, theo dõi tình trạng của đơn hàng, theo dõi các phản hồi của khách, tính toán các chi phí cho hàng hóa… từ đó hàng hóa sẽ đi từ kho đến các đại lý hay của hàng được diễn ra một cách suôn sẻ.

Quy trình quản lý đơn hàng

Quy trình quản lý đơn hàng

>> Xem thêm: Các mẫu biên bản giao nhận hay dùng và những điều cần lưu ý khi lập mẫu

Quy trình quản lý các hoạt động khuyến mãi và giảm giá

Các cửa hàng bán lẻ có thể áp dụng những chương trình khuyến mãi, giảm giá cho khách hàng của mình. Đối với những nhà phân phối, bạn có thể áp dụng các chương trình giảm giá cho siêu thị, đại lý, cửa hàng nhằm mục tiêu giải quyết hàng tồn kho cũng như kích thích doanh thu và tri ân khách hàng thân thiết.

Quy trình quản lý doanh thu và lợi nhuận

Quy trình quản lý doanh thu và lợi nhuận là điều bắt buộc đối với mọi mô hình kinh doanh. Chính vì thế, doanh nghiệp cần phải làm báo cáo kinh doanh hằng ngày, tuần, quý hay năm để đánh giá tốt hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó, bạn cần dựa vào các kết quả kinh doanh để tiến hành phân tích và đưa ra các chiến lược cũng như hướng đi đúng đắn nhất.

*** Bạn có đang quan tâm: ERP là gì? Giải pháp ERP có chức năng gì trong hoạt động của doanh nghiệp?

Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây của fast.com.vn có thể giúp bạn giải đáp thắc về nhà phân phối là gì? và cung cấp những thông tin cần thiết để lựa chọn nhà cung cấp hay đại lý để phân phối phù hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *