Quy trình tư vấn lựa chọn sản phẩm gồm các bước sau:
1. Gặp gỡ, trao đổi
Khi khách hàng có nhu cầu tìm kiếm phần mềm quản lý Phòng kinh doanh sẽ bố trí một buổi gặp gỡ giữa chuyên viên kinh doanh và khách hàng nhằm tìm hiểu các nhu cầu cơ bản của doanh nghiệp. Tại buổi gặp này, chuyên viên kinh doanh cũng nắm bắt và thống nhất được kế hoạch công việc tiếp theo đối với khách hàng, giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể, đồng thời cũng giúp doanh nghiệp bố trí được thời gian, kế hoạch thuận tiện cho các công việc tiếp theo.
2. Khảo sát yêu cầu, nắm bắt nhu cầu
Sau khi nắm bắt các thông tin cơ bản, chuyên viên kinh doanh sẽ đề nghị được khảo sát sâu hơn nhu cầu nghiệp vụ và tình hình thực tế của khách hàng. Đây là bước quan trọng nhất giúp chuyên viên kinh doanh hiểu rõ hơn quy trình hoạt động của doanh nghiệp, các vấn đề tồn tại, các nhu cầu hiện tại và tương lai, các tình huống có thể xảy ra nhằm đưa ra một giải pháp phù hợp, hữu ích nhất. Đây cũng có thể là bước mà doanh nghiệp sẽ hiểu rõ hơn chính bản thân mình cần gì, muốn gì từ đó quyết định lựa chọn giải pháp dễ dàng hơn.
3. Giới thiệu sản phẩm
Là buổi giới thiệu, trình diễn (demo) sản phẩm, giải pháp sau quá trình khảo sát.
Sau quá trình tiếp xúc, khảo sát, chuyên viên kinh doanh đã có cái nhìn toàn diện về doanh nghiệp và sẽ giới thiệu với doanh nghiệp các giải pháp của FAST để doanh nghiệp hiểu rõ hơn, bàn bạc và lựa chọn.
FAST có các dòng sản phẩm sau:
- Fast Business Online – Phần mềm quản trị toàn diện doanh nghiệp trên nền tảng web
- Fast Business – Giải pháp quản trị toàn diện doanh nghiệp (ERP)
- Fast Financial – Phần mềm quản trị tài chính kế toán cho doanh nghiệp vừa và lớn
- Fast CRM – Phần mềm quản lý quan hệ khách hàng
- Fast HRM – Phần mềm nhân sự – Chấm công – Tính lương – Thuế TNCN
- Fast DMS – Giải pháp quản lý hệ thống phân phối
- Fast Accounting Online – Phần mềm kế toán trên nền điện toán đám mây
- Fast Accounting – Phần mềm kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Buổi giới thiệu sản phẩm có thể được thực hiện tại trụ sở của doanh nghiệp hoặc tại FAST.
4. Đề xuất giải pháp và báo giá
Quá trình khảo sát giúp cho FAST hiểu rõ hơn nhu cầu của doanh nghiệp và quá trình giới thiệu sản phẩm giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn sản phẩm của FAST. Từ đó qua trao đổi, thảo luận đưa ra các phương án thực hiện theo nhu cầu doanh nghiệp.
Kết thúc quá trình, chuyên viên kinh doanh sẽ gửi khách hàng một bộ hồ sơ giải pháp hoặc một đơn chào hàng trong đó có đề xuất các phương án về sản phẩm, dịch vụ, phương thức chuyển giao, thanh toán…
5. Ký kết hợp đồng
Đây là khâu cuối cùng sau khi 2 bên đồng ý với các thỏa thuận. Quá trình chuyển giao sẽ được thực hiện ngay sau khi ký hợp đồng kinh tế.