Tài sản cố định vô hình là một khái niệm quan trọng trong kế toán và kinh doanh. Khác với tài sản cố định hữu hình, tài sản vô hình không có hình thái cụ thể nhưng lại mang đến những lợi ích kinh tế lâu dài cho doanh nghiệp. Trong bài viết này, FAST sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm, cách phân loại và phương pháp hạch toán đúng đắn theo quy định kế toán.
1. Tài sản cố định vô hình là gì?
Theo điều 2 Thông tư số 45/2013/TT-BTC, tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình dạng vật chất nhưng thể hiện giá trị đã đầu tư và đáp ứng các tiêu chuẩn của tài sản cố định. Những tài sản này tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm các chi phí liên quan đến quyền sử dụng đất, quyền phát hành, bản quyền tác giả,…
Tài sản cố định vô hình là những tài sản phi vật chất nhưng có giá trị kinh tế
2. Phân loại tài sản cố định vô hình
Việc phân loại tài sản cố định vô hình giúp doanh nghiệp quản lý, đánh giá và hạch toán một cách chính xác hơn. Dưới đây là các loại tài sản phổ biến mà doanh nghiệp thường gặp.
2.1. Các loại tài sản cố định vô hình phổ biến
Tài sản cố định vô hình đóng vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp. Căn cứ điều 4 Thông tư 23/2023/TT-BTC, quy định cụ thể các loại tài sản thường gặp gồm:
- Quyền sở hữu đất
- Quyền tác giả và các quyền liên quan
- Quyền sở hữu trí tuệ trong ngành công nghiệp
- Quyền đối với giống cây trồng mới
- Phần mềm ứng dụng
- Thương hiệu thuộc đơn vị sự nghiệp công lập
Các loại tài sản vô hình như quyền sở hữu đất, bản quyền, thương hiệu,…
2.2. Ví dụ minh họa cho từng loại
Để hình dung rõ hơn về từng loại tài sản cố định vô hình, hãy cùng phân tích những trường hợp cụ thể. Dưới đây là những ví dụ minh họa cho mỗi loại tài sản mà bạn có thể tham khảo:
- Quyền sở hữu đất: Quyền sử dụng đất để xây dựng nhà ở, biệt thự, chung cư, hoặc để sản xuất nông nghiệp, kinh doanh như đất ở, đất nông nghiệp, đất thương mại.
- Quyền tác giả và các quyền liên quan: Bản quyền đối với các tác phẩm như sách, bài hát, phim ảnh, bao gồm quyền sở hữu đối với nội dung, hình thức thể hiện của tác phẩm.
- Quyền sở hữu trí tuệ trong ngành công nghiệp: Quyền bảo hộ đối với các phát minh mới, công nghệ mới, mẫu mã gồm bằng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu.
- Quyền đối với giống cây trồng mới: Quyền sở hữu các giống cây trồng mới, như cây ăn quả, hoa, được phát triển qua nghiên cứu và cải tiến.
- Phần mềm ứng dụng: Các ứng dụng trên điện thoại thông minh, phần mềm hỗ trợ công việc kế toán và các phần mềm khác phục vụ nhu cầu kinh doanh, quản lý.
- Thương hiệu thuộc đơn vị sự nghiệp công lập: Logo của các trường đại học, tên gọi của bệnh viện và các cơ sở công lập khác.
3. Điều kiện ghi nhận tài sản cố định vô hình
Điều kiện
Theo khoản 2, điều 3 của Thông tư số 45/2013/TT-BTC, điều kiện ghi nhận tài sản cố định vô hình được quy định như sau:
- Chi phí không hình thành tài sản hữu hình: Các khoản chi không tạo ra tài sản hữu hình nhưng vẫn có giá trị kinh tế sẽ được công nhận là tài sản cố định vô hình. Khoản chi này có thể hạch toán trực tiếp vào chi phí kinh doanh hoặc phân bổ dần trong kỳ kế toán.
- Tài sản vô hình tạo ra từ nội bộ: Đối với các chi phí phát sinh trong quá trình tạo ra tài sản vô hình từ bên trong doanh nghiệp để được ghi nhận thì phải đảm bảo đồng thời cả 7 điều kiện sau:
- Đảm bảo tính khả thi về mặt kỹ thuật để hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng hoặc bán như dự tính.
- Doanh nghiệp phải có ý định cụ thể về việc sử dụng hoặc bán tài sản sau khi hoàn thành.
- Doanh nghiệp phải có đủ năng lực để sử dụng hoặc bán tài sản vô hình.
- Tài sản vô hình cần phải tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai
- Phải có đủ nguồn lực kỹ thuật, tài chính và các yếu tố khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình
- Có khả năng xác định chắc chắn toàn bộ chi phí trong quá trình triển khai tài sản vô hình
- Dự tính tài sản vô hình đáp ứng đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định.
Để được ghi nhận là tài sản cố định vô hình thì phải tạo ra lợi ích kinh tế
Phương thức xác định tài sản cố định vô hình
Việc xác định tài sản vô hình là yếu tố quan trọng để đảm bảo tính chính xác của báo cáo tài chính. Vì vậy, doanh nghiệp cần căn cứ vào các tiêu chí sau nhằm đưa ra kết luận cuối cùng:
- Tính phân biệt: Tài sản phải phân biệt rõ ràng, có khả năng sử dụng, cho thuê, bán hoặc trao đổi để mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai. Điều này có nghĩa là tài sản phải được xác định một cách độc lập và liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Khả năng kiểm soát tài sản: Doanh nghiệp phải có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản, đảm bảo khả năng kiểm soát và thu lợi từ tài sản đó.
- Lợi ích kinh tế trong tương lai: Tài sản phải mang lại giá trị kinh tế cho doanh nghiệp trong các kỳ kế toán tương lai. Lợi ích này có thể thể hiện qua việc tăng doanh thu, giảm chi phí, hoặc tạo ra các giá trị khác có thể đo lường được.
Đặc biệt, khi một tài sản đáp ứng đầy đủ ba tiêu chí trên thì sẽ được công nhận là tài sản cố định vô hình. Ngược lại, nếu không đáp ứng, tài sản sẽ được xem xét và hạch toán theo các quy định khác.
4. Cách hạch toán tài sản cố định vô hình
Theo quy định tại Điều 37 Thông tư 200/2014/TT-BTC, hướng dẫn cụ thể về cách hạch toán tài sản cố định vô hình tại tài khoản 213 gồm có:
- Mua tài sản cố định vô hình
Khi doanh nghiệp mua TSCĐ vô hình phục vụ sản xuất kinh doanh và tài sản này chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, các nghiệp vụ kế toán sẽ được ghi nhận như sau::
- Ghi bên nợ TK 213 – Tài sản cố định vô hình: Số tiền này tương ứng với giá mua ban đầu của tài sản vô hình, chưa bao gồm thuế GTGT.
- Ghi bên nợ TK 1332 – Thuế GTGT đầu vào: Số tiền thuế GTGT mà doanh nghiệp phải trả khi mua tài sản vô hình.
- Ghi bên có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng: Nếu thanh toán bằng tiền mặt thì ghi có tài khoản này.
- Ghi bên có TK 141 – Tạm ứng: Nếu tạm ứng trước một phần số tiền mua tài sản.
- Ghi bên có TK 331 – Phải trả cho người bán: Nếu chưa thanh toán ngay cho người bán thì ghi có tài khoản này.
Việc mua tài sản cố định vô hình không chịu thuế GTGT để phục vụ sản xuất kinh doanh sẽ được phản ánh trong sổ sách kế toán như sau:
- Ghi bên nợ TK 213 – Tài sản cố định vô hình: Số tiền ghi nợ bằng tổng giá trị thanh toán để mua tài sản vô hình, bao gồm cả các chi phí phát sinh liên quan.
- Ghi bên có TK 112, 331 hoặc tài khoản phải trả khác: Số tiền ghi có sẽ bằng với số tiền ghi nợ tài khoản 213. Việc chọn tài khoản ghi có phụ thuộc vào hình thức thanh toán của doanh nghiệp.
- Thực hiện mua TSCĐ vô hình bằng hình thức trả chậm, trả góp
Khi doanh nghiệp mua TSCĐ vô hình trả chậm, trả góp và tài sản này thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hành động ghi sổ sẽ được thực hiện như sau:
- Ghi bên nợ TK 213 – Tài sản cố định vô hình: Ghi nợ bằng giá mua ban đầu của tài sản, chưa bao gồm thuế GTGT và phần lãi trả chậm
- Ghi bên nợ TK 242 – Chi phí trả trước: Khoản chi phí phát sinh trước khi được phân bổ vào các kỳ kế toán tiếp theo, gồm cả phần lãi trả chậm và trả góp cho khoản mua tài sản.
- Ghi bên nợ TK 1332 – Thuế GTGT đầu vào: Số tiền thuế GTGT mà doanh nghiệp phải trả khi mua tài sản vô hình.
- Ghi bên có của TK 111, 112: Khoản thanh toán ban đầu được phản ánh bằng cách ghi có vào các tài khoản này.
- Ghi bên có TK 331 – Phải trả cho người bán: Phần giá trị còn lại mà doanh nghiệp chưa thanh toán cho người bán.
Khi mua tài sản cố định vô hình không chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, các nghiệp vụ kế toán sẽ được ghi nhận như sau:
- Ghi bên nợ TK 213 – Tài sản cố định vô hình: Số tiền ghi vào tương ứng với phần giá trị tài sản mà doanh nghiệp đã thanh toán ngay, bao gồm cả thuế GTGT.
- Ghi bên nợ TK 242 – Chi phí trả trước: Phần chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán và giá mua ban đầu, kèm theo lãi phải trả cho phần nợ còn lại.
- Ghi bên có TK 331 – Phải trả cho người bán: Tổng giá trị doanh nghiệp còn nợ người bán, gồm cả phần đã thanh toán và phần chưa thanh toán.
Khi doanh nghiệp mua TSCĐ vô hình theo hình thức trả chậm hoặc trả góp, hàng kỳ phát sinh lãi phải trả sẽ được ghi nhận như sau:
- Ghi bên nợ TK 635 – Chi phí tài chính: Tài khoản này được sử dụng để tập hợp tất cả các loại chi phí liên quan đến hoạt động tài chính, bao gồm cả lãi phải trả cho các khoản vay, nợ
- Ghi bên có TK 242 – Chi phí trả trước: Ghi nhận các khoản chi phí mà doanh nghiệp đã thanh toán trước nhưng chưa được phân bổ vào các kỳ kế toán.
Khi tiến hành thanh toán cho người bán hàng hóa, dịch vụ các bút toán kế toán được ghi như sau:
- Ghi bên nợ TK 331 – Phải trả cho người bán: Tài khoản này dùng để ghi nhận các khoản nợ phải trả cho các nhà cung cấp, người bán hàng hóa, dịch vụ.
- Ghi bên có các TK 111, 112,..: Các tài khoản này thường là tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, đại diện cho nguồn tiền được sử dụng để thanh toán.
5. Phương pháp khấu hao tài sản cố định vô hình
Doanh nghiệp có quyền tự do lựa chọn cách phân bổ giá trị tài sản vô hình trong suốt thời gian sử dụng. Tuy nhiên, thời gian khấu hao không được vượt quá 20 năm theo quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC. Hiện nay, có ba phương pháp khấu hao tài sản cố định vô hình được áp dụng phổ biến:
- Phương pháp khấu hao đường thẳng: Đây là phương pháp đơn giản nhất, phân bổ đều giá trị của tài sản trong suốt thời gian sử dụng. Mức khấu hao hằng năm không thay đổi, phù hợp với các tài sản có khả năng tạo ra lợi ích kinh tế ổn định.
- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần: Phương pháp này phù hợp với các tài sản có giá trị giảm nhanh trong những năm đầu sử dụng như phần mềm, công nghệ. Mức khấu hao các năm đầu cao hơn và giảm dần theo thời gian.
- Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm: Phương pháp này dựa trên số lượng sản phẩm dự kiến mà tài sản có thể tạo ra. Chi phí khấu hao được phân bổ theo số sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ, sản xuất càng nhiều, chi phí khấu hao càng cao.
Các phương pháp khấu hao TSCĐ vô hình như đường thẳng, số dư giảm dần
6. Tối ưu hóa quản lý tài sản cố định vô hình với FAST Financial
Quản lý tài sản cố định vô hình là một thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp. FAST Financial ra đời nhằm giải quyết bài toán này, cung cấp một giải pháp toàn diện, giúp doanh nghiệp:
- Tuân thủ quy định tài chính, kế toán và thuế: FAST Financial luôn cập nhật kịp thời theo các quy định mới nhất của Bộ Tài chính, giúp doanh nghiệp dễ dàng lập báo cáo tài chính và kê khai thuế. Tính năng xuất dữ liệu linh hoạt đảm bảo quy trình kê khai diễn ra nhanh chóng, chính xác.
- Bảo mật hệ thống cao: Phần mềm cho phép phân quyền chặt chẽ từ cấp độ người dùng đến từng chức năng và giao dịch. Các thông tin nhạy cảm được bảo mật qua quyền hạn tùy chỉnh, đảm bảo an toàn dữ liệu.
- Quản lý và xử lý giao dịch chứng từ: Phần mềm hỗ trợ quy trình quản lý chứng từ từ khâu lập, xử lý đến khi ghi nhận vào sổ cái. Tính năng cập nhật tức thời về số dư, tồn kho và hạn mức tín dụng giúp ngăn chặn các giao dịch sai sót hoặc vượt hạn mức.
- Báo cáo đa dạng và linh hoạt: FAST Financial cung cấp nhiều dạng báo cáo chi tiết, cho phép so sánh số liệu qua nhiều năm hoặc kỳ khác nhau. Công nghệ drill-down hỗ trợ người dùng phân tích sâu các dữ liệu, từ tổng hợp đến giao dịch gốc.
- Quản lý đa tiền tệ: Phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc quản lý và báo cáo các giao dịch bằng nhiều loại tiền tệ với các phương pháp tính tỷ giá linh hoạt.
FAST Financial là giải pháp giúp doanh nghiệp quản lý tài sản vô hình hiệu quả
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết về tài sản cố định vô hình. Trong đó, việc phân loại và hạch toán tài sản đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định kế toán và thuế, đồng thời chọn phương pháp khấu hao hợp lý. Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp tối ưu để cải thiện quá trình quản lý loại tài sản này, hãy liên hệ với FAST để được tư vấn chi tiết nhé!
Thông tin liên hệ:
Website: https://fast.com.vn/
Email: info@fast.com.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/PhanMemFAST