Cụ thể, theo hướng dẫn tại Công văn này, người lao động không được ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho doanh nghiệp trong 7 trường hợp sau:
Trường hợp 1:
Người lao động đảm bảo điều kiện được ủy quyền nhưng đã được các doanh nghiệp cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN thì không ủy quyền quyết toán thuế cho doanh nghiệp, trừ trường hợp doanh nghiệp đã thu hồi và hủy chứng từ khấu trừ thuế đã cấp cho người lao động.
Trường hợp 2:
Người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên tại một doanh nghiệp nhưng vào thời điểm ủy quyền quyết toán thuế không còn làm việc tại doanh nghiệp đó.
Trường hợp 3:
Người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động 3 tháng trở lên tại một doanh nghiệp, đồng thời có thu nhập vãng lai chưa khấu trừ thuế hoặc khấu trừ thuế chưa đủ (bao gồm trường hợp chưa đến mức khấu trừ và đã đến mức khấu trừ nhưng không khấu trừ).
Trường hợp 4:
Người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên tại nhiều doanh nghiệp.
Trường hợp 5:
Người lao động chỉ có thu nhập vãng lai đã khấu trừ thuế 10% (kể cả trường hợp có thu nhập vãng lai duy nhất tạimột nơi).
Trường hợp 6:
Người lao động chưa đăng ký mã số thuế.
Trường hợp 7:
Người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công đồng thời thuộc diện xét giảm thuế do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo thì không ủy quyền quyết toán thuế mà người lao động tự khai quyết toán thuế kèm theo hồ sơ xét giảm thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 46 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06-11-2013.
Căn cứ pháp lý:
Thông tư 11/2013/TT-BTC.
Thông tư 92/2015/TT-BTC.
Tham khảo Công văn 5749/CT-TNCN năm 2018.