fbpx

Thuế nhà thầu là gì? Cách tính và các quy định cần nắm rõ

21/10/2024

25/09/2024

48

Thuế nhà thầu là một khía cạnh quan trọng trong hệ thống thuế của nhiều quốc gia, đặc biệt đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến hợp đồng và dịch vụ. Trong bài viết này, FAST sẽ giúp bạn hiểu rõ thuế nhà thầu là gì, cách tính thuế một cách chính xác, và các quy định quan trọng mà doanh nghiệp cần nắm rõ để đảm bảo tuân thủ và quản lý thuế hiệu quả.

1. Thuế nhà thầu là gì?

Vậy thuế nhà thầu là gì? Thuế nhà thầu là loại thuế áp dụng đối với cá nhân, tổ chức (nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài) khi kinh doanh hoặc có thu nhập tại Việt Nam theo quy định.

Nói cách khác, đó là thuế áp dụng đối với chi phí phải trả của pháp nhân Việt Nam (không áp dụng cho doanh thu/lợi nhuận của pháp nhân Việt Nam). Bên chịu thuế có thể là pháp nhân nước ngoài hoặc pháp nhân Việt Nam tùy theo quy định trong hợp đồng. Tuy nhiên, bên nộp thuế phải là pháp nhân Việt Nam.

Trong đó:

  • Nhà thầu nước ngoài là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài hoặc cá nhân mang quốc tịch nước ngoài tham dự thầu tại Việt Nam theo khoản 37 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013.
  • Nhà thầu phụ nước ngoài được quy định như sau:
    • Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 103/2014/TT-BTC thì nhà thầu phụ nước ngoài thuộc nhóm nhà thầu phụ.
    • Nhà thầu phụ là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký với nhà thầu chính.
    • Nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo khoản 36 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013.

Thuế nhà thầu là gì

Thuế nhà thầu là gì?

2. Đối tượng chịu thuế nhà thầu

Theo quy định tại Điều 1 Thông tư 103/2014/TT-BTC ngày 06 tháng 08 năm 2014 quy định, đối tượng chịu thuế nhà thầu bao gồm:

  • Tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài) kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận, hoặc cam kết giữa Nhà thầu nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc giữa Nhà thầu nước ngoài với Nhà thầu phụ nước ngoài để thực hiện một phần công việc của Hợp đồng nhà thầu;
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa tại Việt Nam theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ và có phát sinh thu nhập tại Việt Nam trên cơ sở Hợp đồng ký giữa tổ chức, cá nhân nước ngoài với các doanh nghiệp tại Việt Nam (trừ trường hợp gia công và xuất trả hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài) hoặc thực hiện phân phối hàng hóa tại Việt Nam hoặc cung cấp hàng hóa theo điều kiện giao hàng của các điều khoản thương mại quốc tế – Incoterms mà người bán chịu rủi ro liên quan đến hàng hóa vào đến lãnh thổ Việt Nam;
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh phân phối hàng hóa, cung cấp dịch vụ tại Việt Nam trong đó tổ chức, cá nhân nước ngoài vẫn là chủ sở hữu đối với hàng hóa giao cho tổ chức Việt Nam hoặc chịu trách nhiệm về chi phí phân phối, quảng cáo, tiếp thị, chất lượng dịch vụ, chất lượng hàng hóa giao cho tổ chức Việt Nam hoặc ấn định giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ; bao gồm cả trường hợp uỷ quyền hoặc thuê một số tổ chức Việt Nam thực hiện một phần dịch vụ phân phối, dịch vụ khác liên quan đến việc bán hàng hóa tại Việt Nam;
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài thông qua tổ chức, cá nhân Việt Nam để thực hiện việc đàm phán, ký kết các hợp đồng đứng tên tổ chức, cá nhân nước ngoài;
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, phân phối tại thị trường Việt Nam, mua hàng hóa để xuất khẩu, bán hàng hóa cho thương nhân Việt Nam theo pháp luật về thương mại.

Đối tượng chịu thuế nhà thầu

Các đối tượng chịu thuế nhà thầu theo Điều 1 Thông tư 103/2014/TT-BTC 

>>> Xem thêm: Mẫu công văn giải trình thuế: Từ a-z về quy trình giải trình

3. Các loại thuế nhà thầu phải nộp

Sau khi đã hiểu rõ thuế nhà thầu là gì, căn cứ theo quy định tại khoản 1, 2, 3 điều 5 Thông tư 103/2014/TT-BTC, các loại thuế áp dụng đối với thuế nhà thầu bao gồm:

  • Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là tổ chức kinh doanh: Cần phải thực hiện nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) theo hướng dẫn tại Thông tư 103/2014.
  • Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là cá nhân nước ngoài kinh doanh: Cần phải thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT theo hướng dẫn tại Thông tư 103, thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo pháp luật về thuế TNCN.
  • Đối với các loại thuế, phí và lệ phí khác, Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện theo các văn bản pháp luật về thuế, phí và lệ phí khác hiện hành.

Các loại thuế nhà thầu phải nộp

Các loại thuế áp dụng với thuế nhà thầu theo quy định tại khoản 1, 2, 3 điều 5 Thông tư 103/2014/TT-BTC

4. Mức thuế suất thuế nhà thầu

Để tính thuế nhà thầu cần nộp, cá nhân tổ chức cần xác định số thuế nhà thầu cần nộp thông qua quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là các thông tin về các loại thuế nhà thầu và thuế suất của thuế nhà thầu hiện nay.

4.1. Thuế suất thuế nhà thầu đối với Thuế TNDN

Trường hợp 1: Nộp thuế theo phương pháp kê khai

Thực hiện theo quy định của Luật Thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Trường hợp 2: Nộp thuế theo phương pháp trực tiếp (Tính tỷ lệ trên doanh thu)

Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế đối với ngành kinh doanh được quy định theo bảng dưới đây:

STT Ngành kinh doanh Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu chịu thuế
1 Hoạt động thương mại: phân phối, cung cấp hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị; phân phối, cung cấp hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị gắn với dịch vụ tại Việt Nam. 1
2 Dịch vụ cho thuê các loại máy móc. 5
Dịch vụ cung ứng quản lý. 10
Dịch vụ các khoản tài chính phát sinh. 2
3 Cho thuê tàu bay, động cơ tàu bay, phụ tùng tàu bay, tàu biển. 2
4 Xây dựng, lắp đặt có bao thầu hoặc không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị. 2
5 Hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận tải bằng đường biển và hàng không. 2
6 Chuyển nhượng chứng khoán, chứng chỉ tiền gửi, tái bảo hiểm ra nước ngoài, hoa hồng nhượng tái bảo hiểm. 0,1
7 Lãi từ tiền vay. 5
8 Nguồn thu nhập có từ bản quyền. 10

Tỷ lệ % để xác định thuế TNCN đối với thuế nhà thầu tính thuế theo phương pháp trực tiếp 

(Theo Thông tư 103/2014)

Dưới đây là tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế đối với một số trường hợp cụ thể:

  • Đối với các hợp đồng nhà thầu, nhà thầu phụ gồm nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau, việc áp dụng tỷ lệ Thuế TNDN căn cứ vào doanh thu chịu thuế TNDN đối với từng hoạt động kinh doanh. Trường hợp không thể tách riêng từng hoạt động kinh doanh, thì áp dụng tỷ lệ Thuế TNDN với ngành có tỷ lệ Thuế TNDN cao nhất cho toàn bộ giá trị hợp đồng.
  • Riêng đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu hoặc máy móc, thiết bị đi kèm công trình xây dựng: Trường hợp hợp đồng nhà thầu tách riêng giá trị từng hoạt động kinh doanh thì từng phần giá trị công việc theo hợp đồng được áp dụng tỷ lệ % thuế TNDN trên doanh thu tương ứng với hoạt động kinh doanh đó.
  • Trường hợp hợp đồng nhà thầu không tách riêng giá trị từng hoạt động kinh doanh thì thì tỷ lệ % thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế là 2% trên toàn bộ giá trị hợp đồng.
  • Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với các Nhà thầu phụ để giao lại toàn bộ các phần giá trị công việc hoặc hạng mục có bao thầu nguyên vật liệu hoặc máy móc, thiết bị, Nhà thầu nước ngoài chỉ thực hiện phần giá trị dịch vụ còn lại theo hợp đồng nhà thầu thì tỷ lệ % thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế TNDN được áp dụng đối với ngành nghề dịch vụ (5%).

4.2. Thuế suất thuế nhà thầu đối với Thuế GTGT

Trường hợp 1: Nộp thuế theo phương pháp khấu trừ

Thực hiện theo quy định của Luật Thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Trường hợp 2: Nộp thuế theo phương pháp trực tiếp (Tính tỷ lệ trên doanh thu)

Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu đối với ngành kinh doanh được quy định theo bảng dưới đây:

STT Ngành kinh doanh Tỷ lệ % để tính thuế GTGT
1 Dịch vụ, cho thuê, xây dựng, lắp đặt  máy móc thiết bị, bảo hiểm (không bao thầu nguyên vật liệu) 5
2 Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa (bao thầu xây dựng, lắp đặt các nguyên vật liệu) 3
3 Những hoạt động kinh doanh khác 2

Tỷ lệ % để xác định thuế GTGT đối với thuế nhà thầu tính thuế theo phương pháp trực tiếp 

(Theo Thông tư 103/2014)

5. Cách tính thuế nhà thầu chi tiết theo quy định

Bạn đã biết công thức tính thuế nhà thầu là gì chưa? Công thức tính thuế nhà thầu, dù có vẻ phức tạp, nhưng thực chất là một quá trình tính toán dựa trên các yếu tố như giá trị hợp đồng, tỷ lệ thuế suất, và các khoản chi phí được phép khấu trừ. Bằng cách hiểu rõ các yếu tố này, các nhà thầu có thể tự mình tính toán số thuế phải nộp hoặc tham khảo ý kiến của các chuyên gia kế toán để được tư vấn cụ thể. Theo đó, cách tính thuế nhà thầu theo giá GROSS và cách tính thuế nhà thầu theo giá NET được biết đến là hai cách tính phổ biến nhất.

Cách tính thuế nhà thầu chi tiết theo quy định

2 cách tính thuế nhà thầu chi tiết theo giá Gross và giá Net

5.1. Cách tính thuế nhà thầu theo giá Gross

Thuế nhà thầu theo giá Gross là: giá trị hợp đồng thầu giữa Doanh nghiệp Việt Nam và nhà thầu nước ngoài có phát sinh thu nhập tại Việt Nam đã bao gồm thuế

Lưu ý: Tính thuế GTGT cho nhà thầu trước, rồi tính thuế TNDN cho nhà thầu nước ngoài

  • Cách tính thuế GTGT:
Thuế GTGT phải nộp = Giá trị hợp đồng x Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên DT
  • Cách tính thuế TNDN:
Thuế TNDN phải nộp = (Giá trị hợp đồng – Thuế GTGT) x Tỷ lệ thuế TNDN

5.2. Cách tính thuế nhà thầu theo giá Net

Thuế nhà thầu theo giá Net là: giá trị hợp đồng thầu giữa Doanh nghiệp Việt Nam và nhà thầu nước ngoài có phát sinh thu nhập tại Việt Nam chưa bao gồm thuế.

Lưu ý: Thực hiện tính thuế TNDN cho nhà thầu nước ngoài trước rồi tính thuế GTGT.

  • Cách tính thuế TNDN:
Doanh thu tính thuế TNDN = Doanh thu không bao gồm thuế TNDN : (1 – Tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế)

 

Thuế TNDN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNDN x Tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế
  • Cách tính thuế GTGT:
Doanh thu tính thuế GTGT = Doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT : (1 – Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu)

 

Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu

Việc hiểu rõ thuế nhà thầu là gì và nắm vững quy định cũng như cách tính thuế chính xác là điều cần thiết để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và tuân thủ pháp luật. Để hỗ trợ doanh nghiệp quản lý thuế theo chế độ thuế hiện hành một cách dễ dàng và chính xác, phần mềm Fast Accounting cung cấp các công cụ và tính năng mạnh mẽ, giúp doanh nghiệp tự động hóa quy trình tính toán thuế, cập nhật các quy định mới nhất, và đảm bảo việc báo cáo thuế được thực hiện đúng hạn. Với sự hỗ trợ của Fast Accounting, doanh nghiệp có thể yên tâm hơn trong việc quản lý thuế nhà thầu!

Thông tin liên hệ:

  • Website: https://fast.com.vn/   
  • Email: info@fast.com.vn 
  • Fanpage: https://www.facebook.com/PhanMemFAST   
  • Zalo: https://zalo.me/phanmemfast

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *