fbpx

Thoái vốn là gì? Các hình thức doanh nghiệp thoái vốn hiện nay

17/06/2024

17/06/2024

21

Gần đây, thoái vốn trở nên phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt khi các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc các công ty đa ngành tái cấu trúc. Trong bài viết này, FAST sẽ giới thiệu các hình thức thoái vốn hiện nay, từ chuyển nhượng cổ phần đến bán tài sản trực tiếp, giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình này.

1. Thoái vốn là gì?

Theo các quy định pháp luật hiện nay thì vẫn chưa có định nghĩa cụ thể về khái niệm thoái vốn hay doanh nghiệp thoái vốn là gì. Tuy nhiên, đây là một thuật ngữ được sử dụng thông dụng trong kinh doanh và có thể hiểu theo cách thông thường như sau:

  • Thoái vốn (Divestment) là thuật ngữ đối lập với đầu tư và thường xảy ra khi một tài sản hoặc một bộ phận của công ty con không hoạt động như mong đợi.
  • Thoái vốn là hoạt động nhằm giảm bớt một số loại tài sản cho các mục đích tài chính hoặc phục vụ mục đích khác của một doanh nghiệp.
  • Trong đầu tư, thoái vốn là một hình thức rất phổ biến biểu hiện là các nhà đầu tư hoặc cá nhân muốn rút vốn đầu tư của mình.

Thoái vốn là gì?

2. Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến thoái vốn

Có rất nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan, cả vấn đề kinh tế và các vấn đề không phải kinh tế (các mối quan hệ xã hội) dẫn đến việc thoái vốn. Vậy các nguyên nhân phổ biến dẫn đến thoái vốn là gì? 

2.1. Nhóm nguyên nhân về kinh tế:

Nhà đầu tư thoái vốn khỏi các lĩnh vực không phải ngành nghề chính của mình, vì các lý do sau:

  • Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Khi doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa, nhà nước có thể giữ trên 50% cổ phần, duy trì kiểm soát, hoặc giữ dưới 50% cổ phần, không còn chi phối doanh nghiệp.
    • Theo Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14, doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc trên 50% vốn điều lệ hay cổ phần có quyền biểu quyết.
    • Nhà nước giữ dưới 50% hoặc không còn vốn nhà nước: Doanh nghiệp cổ phần hóa trở thành công ty có vốn nhà nước không chi phối, không còn là doanh nghiệp nhà nước.
  • Thoái vốn của tổng công ty, công ty: Các tổng công ty, công ty mẹ thoái vốn khỏi các công ty con, công ty liên kết có lĩnh vực đầu tư ngoài ngành nghề chính.
    • Ví dụ: Theo Văn bản số 1182/TTg-ĐMDN năm 2017, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục doanh nghiệp Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) thoái vốn toàn bộ tại các công ty như Công ty cổ phần PVI, Công ty cổ phần Dầu khí đầu tư khai thác Cảng Phước An, và nhiều công ty khác từ năm 2017 đến 2019.
  • Bán phần vốn sở hữu nhà nước sau cổ phần hóa: Sau cổ phần hóa, các công ty có phần vốn nhà nước do UBND tỉnh/thành phố, các Bộ, ngành trung ương hoặc SCIC đại diện quản lý sẽ tiến hành bán vốn.
    • Ví dụ: Năm 2021, SCIC thông báo bán vốn nhà nước tại 88 doanh nghiệp, và năm 2022 là 101 doanh nghiệp. Bộ Công Thương chào bán công khai cổ phần tại Tổng Công ty bia, rượu, nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) vào ngày 18/12/2017.
    • SCIC đã tổ chức buổi đấu giá cổ phần tại Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) vào ngày 22/11/2018. Kết quả đấu giá thành công, Công ty TNHH An Quý Hưng mua 57,71% vốn điều lệ của Vinaconex với giá trị giao dịch 7.366 tỷ đồng.

Nhà đầu tư thoái vốn tại doanh nghiệp đã đầu tư để tạo nguồn vốn cho các hoạt động đầu tư khác. 

  • Nhiều nhà đầu tư sau khi thực hiện đầu tư đa ngành, đa lĩnh vực đã quyết định thoái vốn để tập trung nguồn lực cho các dự án có quy mô lớn hơn trong lĩnh vực kinh doanh truyền thống của doanh nghiệp hoặc những dự án cần nguồn vốn đầu tư lớn.
  • Có thể thấy nguyên nhân này trong trường hợp: Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam đã có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép thoái số vốn 97,6 tỷ đồng đã góp vào doanh nghiệp đầu tư Dự án Khu đô thị Gia Lâm và chuyển nhượng toàn bộ quyền góp vốn hơn 2.700 tỷ đồng vào dự án này.

Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến thoái vốn

Nhà đầu tư thoái vốn khi kết quả kinh doanh của doanh nghiệp không hiệu quả. 

  • Đây là một nguyên nhân phổ biến khi nhà đầu tư quyết định rút vốn để tìm kiếm cơ hội đầu tư khác có tiềm năng sinh lợi cao hơn.
  • Ví dụ: Công ty cổ phần Lizen (tên cũ là Licogi 16, mã LCG, sàn HOSE) dự kiến sẽ thoái vốn tại một số doanh nghiệp. Trước đó, hoạt động kinh doanh đầu năm của công ty này ghi nhận dòng tiền âm và lợi nhuận cũng sụt giảm.

Doanh nghiệp thoái vốn để thu hẹp hoạt động đầu tư, kinh doanh

  • Nguyên nhân này thường xuất hiện ở các công ty TNHH và công ty cổ phần có quy mô nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp này có tham vọng đầu tư vào nhiều dự án, ngành nghề khác nhau nhưng thiếu vốn, họ phải thoái vốn để thu hẹp hoạt động đầu tư và kinh doanh, thường xảy ra với các dự án có vốn đầu tư lớn và thời gian thu hồi vốn kéo dài, như bất động sản và sản xuất công nghiệp.

2.2. Nhóm nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân thoái vốn do liên quan đến vấn đề kinh tế, nhiều nhà đầu tư thực hiện việc thoái vốn do một số nguyên nhân khác như:

Thoái vốn do các bất đồng giữa các nhà đầu tư

  • Một hoặc nhiều nhà đầu tư muốn tránh những xung đột không cần thiết nên đã chủ động thoái vốn, mặc dù hoạt động kinh doanh vẫn đạt hiệu quả mong muốn.

Thoái vốn do việc chuyển giao thế hệ trong các công ty

  • Nhiều công ty TNHH, công ty cổ phần mà thành viên góp vốn, cổ đông có mối quan hệ xã hội, thậm chí là người trong gia đình. Đến một thời gian nhất định, một số nhà đầu tư lớn tuổi sẽ thực hiện thoái vốn, chuyển giao vốn cho nhà đầu tư khác (có thể là con, cháu hoặc người khác). 

Thoái vốn do xung đột văn hóa doanh nghiệp

  • Thực tế đã chứng minh văn hóa doanh nghiệp luôn là một nguy cơ đe dọa thất bại của nhiều cuộc sáp nhập, hợp nhất vì đội ngũ lãnh đạo cũng như nhân viên 2 bên đã không thể hòa hợp về văn hóa doanh nghiệp được với nhau, do đó, văn hóa không hòa hợp cũng là một nguyên nhân để thoái vốn, 

Thoái vốn do thay đổi quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp của từng nhà đầu tư

  • Ví dụ những quy định về tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại doanh nghiệp Việt Nam tại một số ngành nghề. Khi đó một số nhà đầu tư bắt buộc phải thoái vốn để giảm tỷ lệ sở hữu tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, các cam kết hội nhập và mở cửa đang làm cho nguyên nhân này ngày càng ít. 

3. Một số hình thức doanh nghiệp thoái vốn hiện nay

3.1. Chia tách doanh nghiệp:

Theo Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14, chia tách doanh nghiệp là một phương thức thoái vốn phổ biến. Cụ thể:

  • Chia công ty (Điều 198):
    • Công ty TNHH hoặc công ty cổ phần có thể chia các tài sản, quyền và nghĩa vụ, thành viên, và cổ đông của công ty hiện tại (gọi là công ty bị chia) để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới.
    • Số lượng thành viên, cổ đông, và tỷ lệ sở hữu cổ phần của các công ty mới sẽ được ghi nhận tương ứng với cách thức phân chia, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần từ công ty bị chia sang các công ty mới theo nghị quyết chia công ty.
  • Tách công ty (Điều 199):
    • Công ty TNHH hoặc công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ, thành viên, và cổ đông của công ty hiện tại (gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc nhiều công ty mới (gọi là công ty được tách) mà không chấm dứt sự tồn tại của công ty bị tách.
    • Công ty bị tách phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, số lượng thành viên, cổ đông tương ứng với phần vốn góp, cổ phần và số lượng thành viên, cổ đông giảm xuống (nếu có); đồng thời đăng ký doanh nghiệp đối với các công ty được tách.

Việc thoái vốn thông qua chia tách doanh nghiệp thường được thực hiện tại các công ty mẹ hoặc các công ty có số vốn lớn và sở hữu nhiều dự án đầu tư. Việc chia tách này giúp giảm vốn đầu tư tại công ty mẹ và tạo ra một số công ty độc lập mới.

Một số hình thức doanh nghiệp thoái vốn hiện nay

3.2. Chuyển nhượng vốn góp, cổ phần:

Chuyển nhượng vốn góp, cổ phần là việc nhà đầu tư thực hiện việc bán một phần hoặc toàn bộ số vốn góp, số cổ phần sở hữu tại doanh nghiệp đang đầu tư. Việc chuyển nhượng có thể thực hiện bằng các phương thức:

  • Đối với cổ phần của các doanh nghiệp đang thực hiện giao dịch trên thị trường chứng khoán: Nhà đầu tư thực hiện việc mua bán cổ phần theo quy định của thị trường chứng khoán
  • Đối với số vốn góp tại các công ty TNHH, số cổ phần tại các công ty cổ phần: Nhà đầu tư thực hiện thông qua các hợp đồng chuyển nhượng vốn góp, chuyển nhượng cổ phần.
    • Quy trình thực hiện chuyển nhượng thực hiện theo quy định của luật doanh nghiệp và điều lệ công ty.
    • Giá chuyển nhượng có thể thấp hơn, bằng hoặc cao hơn giá trị vốn góp hoặc tổng mệnh giá cổ phần. Nhà đầu tư chuyển nhượng vốn góp phải thực hiện việc kê khai, nộp thuế theo quy định của pháp luật.
    • Giá trị vốn góp, tổng mệnh giá cổ phần mà bên nhận chuyển nhượng được ghi nhận tại công ty có vốn góp, cổ phần chuyển nhượng là ghi theo giá gốc (giá trị theo sổ sách của phần vốn góp, theo mệnh giá gốc) mà không phụ thuộc vào giá trị chuyển nhượng.

3.3. Bán tài sản trực tiếp

Bán tài sản trực tiếp là hình thức được thực hiện khi doanh nghiệp cần thu hồi vốn thông qua giao dịch mua bán tài sản trực tiếp. Thông thường, công ty mẹ bán tài sản trực tiếp có thể bán như bất động sản, các thiết bị máy móc, các dự án đầu tư (hoàn thành hoặc chưa hoàn thành) hoặc là bán công ty con cho một bên khác.

Khi thực hiện bán tài sản trực tiếp, doanh nghiệp thực hiện theo các hợp đồng mua bán, chuyển nhượng tài sản theo quy định của pháp luật như Luật thương mại số 36/2005/QH11; Luật đầu tư số 61/2020/QH14, Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14….

Khi thực hiện bán tài sản trực tiếp, doanh nghiệp thực hiện việc hạch toán kế toán và kê khai thuế theo các quy định của pháp luật.

4. 5 điều cần làm khi doanh nghiệp thoái vốn

Sau khi hiểu rõ bản chất thoái vốn là gì, doanh nghiệp cần làm gì để khiến việc thoái vốn không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh?

4.1. Công bố thông tin một cách kịp thời

Nội bộ trong công ty thường sẽ xảy ra tâm lý hoang mang, tiêu cực khi doanh nghiệp xảy ra thoái vốn. Do đó, doanh nghiệp nên công bố thông tin kịp thời lên các trang thông tin điện tử để tìm ra một phương án giải quyết để ổn định tình hình công ty.

4.2. Chủ động tìm hiểu

Các chủ doanh nghiệp cần chủ động tìm ra nguyên nhân dẫn đến thoái vốn để khắc phục, xử lý kịp thời.

4.3. Tìm kiếm đối tác mới

Khi cổ đông thoái vốn thông qua hình thức bán cổ phần cho đối tác khác thì doanh nghiệp có thể tìm đối tác mới. Thế nhưng, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về đối tác để có kế hoạch hợp tác hiệu quả.

4.4. Lập kế hoạch phân phối lại vốn

Đây là việc làm vô cùng quan trọng trong việc lập ra chiến lược. Điều này sẽ giúp công ty có kế hoạch phù hợp trong việc tăng vốn hoặc đầu tư.

4.5. Tập trung quản lý kinh doanh

Đây là lúc mà bạn nên tập trung vào lĩnh vực chủ chốt. Thứ nhất là nhằm ổn định lại công ty và thứ hai là thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư mới.

5 điều cần làm khi doanh nghiệp thoái vốn

Thoái vốn không chỉ là một quá trình đơn thuần của việc chuyển đổi cơ cấu vốn của doanh nghiệp mà còn là một phần trong chiến lược kinh doanh tổng thể. Việc sử dụng công nghệ thông tin và các phần mềm quản lý như ERP FAST Business Online trong quá trình thực hiện thoái vốn sẽ cung cấp các công cụ phân tích dữ liệu và báo cáo để doanh nghiệp có thể đánh giá hiệu quả của quyết định thoái vốn và điều chỉnh chiến lược kinh doanh một cách linh hoạt và hiệu quả. Liên hệ ngay để được tư vấn!

Thông tin liên hệ:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *