fbpx

Hướng dẫn cách tính thuế VAT theo quy định

18/08/2024

17/06/2024

67

Thuế Giá trị Gia tăng (VAT) là một loại thuế gián thu quan trọng trong hệ thống thuế của Việt Nam. Hiểu rõ cách tính thuế VAT không chỉ giúp các doanh nghiệp thực hiện đúng nghĩa vụ thuế mà còn góp phần quản lý tài chính hiệu quả. Trong bài viết này, FAST sẽ hướng dẫn chi tiết cách tính thuế VAT theo quy định hiện hành, giúp bạn nắm vững các bước và áp dụng đúng cho hoạt động kinh doanh của mình. 

1. Các mức thuế VAT áp dụng hiện nay

Căn cứ theo quy định tại Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, hướng dẫn bởi Điều 9, Điều 10, Điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC và Nghị quyết 110/2023/QH15 thì sẽ áp dụng các mức thuế suất thuế GTGT năm 2024 theo 2 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn từ ngày 01/01/2024 đến ngày 30/6/2024 sẽ áp dụng 04 mức thuế suất là 0%, 5%, 8% và 10%.
  • Giai đoạn từ ngày 01/07/2024 đến ngày 31/12/2024 sẽ áp dụng 03 mức thuế suất là 0%, 5% và 10%.

Các mức thuế VAT áp dụng hiện nay

1.1. Thuế suất thuế GTGT 0% sẽ áp dụng cho hàng hóa dịch vụ nào?

Hiện nay, chưa có chính sách điều chỉnh thuế GTGT đối với hàng hóa đang áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%, do đó vẫn áp dụng quy định các đối tượng chịu thuế suất thuế GTGT năm 2024 0% tại khoản 1 Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 và hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC) đối tượng áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% như sau:

Thuế suất thuế GTGT 0% áp dụng cho hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu, bao gồm:

  • Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, kể cả ủy thác xuất khẩu.
  • Hàng bán vào khu phi thuế quan hoặc cửa hàng miễn thuế.
  • Hàng hóa bán mà điểm giao nhận ở ngoài Việt Nam.
  • Phụ tùng, vật tư thay thế để sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, máy móc thiết bị cho bên nước ngoài.

Thuế suất thuế GTGT 0% sẽ áp dụng cho hàng hóa dịch vụ nào?

Điều kiện áp dụng thuế suất 0%:

  • Có hợp đồng bán, gia công hàng hóa xuất khẩu hoặc hợp đồng ủy thác xuất khẩu.
  • Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định.
  • Có tờ khai hải quan theo quy định.

Các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% bao gồm:

  • Tái bảo hiểm, chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài.
  • Chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài.
  • Dịch vụ tài chính phái sinh, dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ra nước ngoài.
  • Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản.
  • Thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu.
  • Hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan.

1.2. Thuế suất thuế GTGT 5% áp dụng cho nhóm hàng hóa, dịch vụ nào trong năm 2024?

Đến thời điểm hiện tại, chưa có chính sách điều chỉnh thuế GTGT đối với hàng hóa đang áp dụng thuế suất thuế GTGT 5%, do đó năm 2024 vẫn áp dụng quy định các đối tượng chịu thuế suất 5% tại khoản 2 Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 và hướng dẫn tại Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 6, khoản 7 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC và Điều 1 Thông tư 43/2021/TT-BTC), bao gồm:

  • Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt (không bao gồm nước uống đóng chai, đóng bình, và nước giải khát khác).
  • Quặng để sản xuất phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh, chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng.
  • Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của Luật Nhà ở.

Thuế suất thuế GTGT 5% áp dụng cho nhóm hàng hóa, dịch vụ nào trong năm 2024?

1.3. Thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% áp dụng cho hàng hóa, dịch vụ nào?

Thuế suất thuế GTGT 10% sẽ tiếp tục áp dụng trong năm 2024 theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 và Điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC. Cụ thể:

  • Thuế suất 10% áp dụng cho các hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4 (đối tượng không chịu thuế), Điều 9 (đối tượng chịu thuế suất 0%), và Điều 10 (đối tượng chịu thuế suất 5%) của Thông tư này.
  • Các mức thuế suất GTGT được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở tất cả các khâu như nhập khẩu, sản xuất, gia công, hay kinh doanh thương mại.
  • Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hóa, dịch vụ với các mức thuế suất khác nhau phải khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ. Nếu không xác định được mức thuế suất cụ thể, phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất.

Thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% áp dụng cho hàng hóa, dịch vụ nào?

Trong quá trình thực hiện, nếu có sự không phù hợp giữa mức thuế suất tại Biểu thuế suất thuế GTGT theo Danh mục Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi và hướng dẫn tại Thông tư này, thì thực hiện theo Thông tư. Trường hợp mức thuế GTGT không thống nhất đối với cùng loại hàng hóa nhập khẩu và sản xuất trong nước, cơ quan thuế và hải quan địa phương sẽ báo cáo Bộ Tài chính để được hướng dẫn thực hiện thống nhất.

1.4. Hàng hóa, dịch vụ nào chịu thuế suất thuế GTGT 8%?

Sáng ngày 29/11/2023, Quốc hội khóa XV thông qua Nghị quyết tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế GTGT theo Nghị quyết 43/2022/QH15, áp dụng từ 01/01/2024 đến 30/6/2024, cho các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang chịu thuế suất 10%, giảm còn 8%.

Theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP, các hàng hóa và dịch vụ áp dụng thuế suất 8% không bao gồm:

  • Viễn thông, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.
  • Kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm kim loại đúc sẵn.
  • Sản phẩm khai khoáng (trừ than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất.
  • Sản phẩm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt: thuốc lá, xì gà, rượu, bia, ô tô dưới 24 chỗ, mô tô trên 125cm3, tàu bay, du thuyền, xăng các loại.
  • Công nghệ thông tin: card âm thanh, hình ảnh, mạng, thẻ thông minh, máy tính và thiết bị ngoại vi.

Hàng hóa, dịch vụ nào chịu thuế suất thuế GTGT 8%?

Việc giảm thuế GTGT cho từng loại hàng hóa, dịch vụ được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Lưu ý rằng mức thuế suất 8% theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP áp dụng từ ngày 01/01/2024 đến hết 30/06/2024.

2. Hướng dẫn cách tính thuế VAT

2.1 Cách tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ

Cách tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ. Cụ thể gồm có:

  • Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên, trừ hộ, cá nhân kinh doanh.
  • Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh.

Hướng dẫn cách tính thuế VAT

Căn cứ theo Điều 10 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013) tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ như sau:

Số thuế VAT phải nộp = Số thuế VAT đầu ra – Số thuế VAT đầu vào được khấu trừ

Số thuế VAT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số thuế VAT đầu ra trừ số thuế VAT đầu vào được khấu trừ.

Trong đó:

  • Số thuế VAT đầu ra bằng tổng số thuế VAT của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng.
  • Số thuế VAT đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế VAT ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu và đáp ứng điều kiện quy định.

Lưu ý:

  • Thuế VAT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng bằng giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ đó.
  • Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế VAT thì thuế VAT đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ giá tính thuế VAT.

Ví dụ: Công ty X thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật. Công ty X sản xuất kinh doanh hàng hóa chịu thuế VAT với thuế suất 10%. Trong kỳ công ty thực hiện:

  • Bán ra 100 triệu đồng hàng hóa, giá bán chưa có VAT là 110 triệu đồng.
  • Biết công ty mua vào 50 triệu đồng nguyên vật liệu, giá chưa có VAT là 55 triệu đồng.

Tính thuế VAT phải nộp của công ty ABC:

Ta có:

  • Số thuế VAT đầu ra = 100 x 10% = 10 (triệu đồng).
  • Số thuế VAT đầu vào = 50 x 10% = 5 (triệu đồng).
  • Số thuế VAT phải nộp = 10 – 5 = 5 (triệu đồng).

2.2 Cách tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp

(1) Tính thuế VAT đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý

Số thuế VAT phải nộp bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý. Công thức tính như sau:

Số thuế VAT phải nộp = Giá trị gia tăng x Thuế suất thuế VAT

Trong đó:

  • Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra trừ giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng.
  • Thuế suất thuế VAT của hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý là 10%

Cách tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp

(2) Tính thuế VAT đối với hoạt động không phải là mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý

Căn cứ Điều 11 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013) quy định tính thuế VAT bằng phương pháp trực tiếp như sau:

Số thuế VAT phải nộp = Giá trị gia tăng x Thuế suất thuế VAT

Số thuế VAT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu. Trong đó tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:

  • Đối với dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
  • Đối với hoạt động phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%;
  • Đối với sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
  • Đối với hoạt động kinh doanh khác: 2%.
  • Đối tượng áp dụng phương pháp tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp có:
    • Doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng (trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế);
    • Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có doanh thu phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ (trừ cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam khấu trừ nộp thay);
    • Tổ chức kinh tế khác (trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ).

Ví dụ: Ông A kinh doanh dịch vụ ăn uống chịu thuế VAT với thuế suất 10% biết:

  • Trong kỳ, ông A bán ra 100 triệu đồng dịch vụ ăn uống, giá bán chưa có VAT là 110 triệu đồng.
  • Giá mua nguyên vật liệu để phục vụ cho hoạt động kinh doanh là 50 triệu đồng, giá chưa có VAT là 55 triệu đồng.

Tính thuế VAT phải nộp của ông A

Ta có:

  • Giá trị gia tăng = 110 – 55 = 55 (triệu đồng)
  • Số thuế VAT phải nộp = 55 x 10% = 5,5 (triệu đồng)

2.3 Cách tính thuế giá trị gia tăng ngược (tính VAT ngược)

Trong trường hợp số tiền người mua phải thanh toán đối với hàng hóa đó đã bao gồm thuế giá trị gia tăng, nếu chúng ta muốn biết số thuế giá trị gia tăng phải đóng cho hàng hóa đó là bao nhiều thì cần phải tính VAT ngược.

Công thức tính thuế VAT ngược như sau:

Số tiền trước thuế = Giá trị hàng hóa đã bao gồm thuế VAT/(1 + thuế suất)

Số tiền thuế phải đóng = Số tiền trước thuế x thuế suất

Ví dụ: Giá trị hàng hóa 110.000.000 đồng (đã bao gồm 10% thuế giá trị gia tăng). Như vậy:

  • Số tiền trước thuế = 110.000.000 đồng : (1 + 10%) = 100.000.000 đồng.
  • Số tiền thuế phải đóng = 100.000.000 đồng x 10% = 10.000.000 đồng.

Cách tính thuế giá trị gia tăng ngược (tính VAT ngược)

Việc nắm vững cách tính thuế VAT theo quy định là vô cùng quan trọng để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật và tối ưu hóa chi phí thuế. Để hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình này, phần mềm Fast Accounting là một công cụ đắc lực. Với Fast Accounting, doanh nghiệp có thể quản lý thuế VAT một cách hiệu quả, tiết kiệm thời gian và nguồn lực, từ đó tập trung vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi. Liên hệ ngay hôm nay!

Thông tin liên hệ:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *