Trong những năm gần đây, hoạt động hợp tác giữa các Doanh nghiệp CNTT hai nước Việt Nam – Nhật Bản phát triển rất nhanh chóng. Năm 2012, Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ để trở thành đối tác lớn thứ 2 của Nhật về gia công phần mềm. Rất nhiều sản phẩm phần mềm Việt Nam hiện đang được các DN Nhật tin tưởng sử dụng.
Trao đổi về tiềm năng phát triển lĩnh vực CNTT Việt Nam với thị trường Nhật nói chung, phóng viên tạp chí Vietnam Business Forum đã có buổi phóng vấn với ông Phan Quốc Khánh – Giám đốc Công ty Cổ phần Phần mềm Quản lý Doanh nghiệp FAST. Hiện nay FAST nằm top 3 các DN cung cấp phần mềm quản lý cho DN tại Việt Nam. Không những sở hữu lượng khách hàng lớn trong nước, hiện nay có tới gần 500 DN Nhật Bản đang sử dụng sản phẩm của FAST.
Thưa ông, là một trong những doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam phát triển các ứng dụng cho doanh nghiệp trên nền điện toán đám mây, xin ông hãy chia sẻ với độc giả VBF một số nét về các sản phẩm FAST đang cung cấp hiện nay?
Ông Phan Quốc Khánh: FAST được thành lập năm 1997, là một trong những công ty đầu tiên ở Việt Nam chuyên về phần mềm quản lý cho doanh nghiệp.
Điểm nổi bật đầu tiên của FAST đó là FAST cung cấp nhiều dòng sản phẩm phù hợp với các quy mô khác nhau của doanh nghiệp – nhỏ, vừa, lớn. Đối với nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa thì có thể bắt đầu từ sản phẩm đơn giản và sau đó khi phát triển mở rộng thì có thể nâng cấp lên các sản phẩm cao hơn mà không phải thay đổi nhà cung cấp. Ngoài ra, FAST còn thực hiện các chỉnh sửa sản phẩm nhằm đáp ứng các yêu cầu đặc thù của doanh nghiệp.
Điểm nổi bật thứ 2 là FAST luôn đi đầu, cập nhật các công nghệ mới nhất. Như hiện nay FAST là công ty đầu tiên tại Việt Nam cung cấp giải pháp cho doanh nghiệp trên nền điện toán đám mây.
Điểm nổi bật thứ 3 đó là sản phẩm của FAST khác biệt về tốc độ xử lý số liệu rất nhanh và những tính năng tiện ích thông minh. Khẩu hiệu của FAST là “Nhanh hơn, Thông minh hơn”.
Và hiện nay, FAST có khoảng 10.000 khách hàng trên cả nước, là đối tác tin cậy của I-GLOCAL với gần 500 doanh nghiệp Nhật.
Ông Phan Quốc Khánh – Giám Đốc Công ty FAST (ngoài cùng bên phải) tại hội nghị liên minh một số Công ty Phần mềm kế toán và ERP (ALAE) tại Nhật Bản
Ông Phan Quốc Khánh: Công ty VBP (Vietnam Business Plalform) – tiền thân của I-Glocal có mặt tại Việt Nam năm 2005. Với 100% vốn đầu tư từ Nhật Bản, I- GLOCAL hiện là 1 trong những công ty đứng đầu chuyên cung cấp các dịch vụ như kế toán, thuế, đầu tư, lao động cho các khách hàng là công ty Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam. Sau một thời gian cân nhắc, lựa chọn giữa FAST và một vài công ty phần mềm khác trên thị trường, VBP đã chọn FAST là đối tác duy nhất cung cấp phần mềm kế toán cho các DN Nhật là khách hàng của VBP tại VN.
Vậy lý do gì đã khiến FAST chinh phục được I- GLOCAL?
Ông Phan Quốc Khánh: Với các khách hàng Nhật Bản – một thị trường nổi tiếng khắt khe về tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm, bản thân tôi cảm thấy rất vui khi các sản phẩm công nghệ của Việt Nam được DN Nhật đón nhận. Tôi nghĩ, I-GLOCAL chọn FAST, ngoài lý do sản phẩm FAST có uy tín trên thị trường, đáp ứng tốt các yêu cầu nghiệp vụ, thân thiện, dễ thao tác, thì còn lý do nữa đó là nguồn lực của FAST đông đảo và chuyên nghiệp nên có thể cung cấp sản phẩm cũng như dịch vụ sau bán hàng nhanh và tin cậy. Điều này càng đặc biệt quan trọng trong trường hợp cần đáp ứng các nhu cầu đặc thù của doanh nghiệp về nghiệp vụ, tác nghiệp và quản trị như các DN Nhật.
Ngoài I-GLOCAL, FAST cũng đang đẩy mạnh hợp tác với một số công ty Nhật khác.
Theo nhận định của ông để tăng cường quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước, nhất là trong lĩnh vực mà FAST đang hoạt động thì đâu là những điểm cần chú trọng hơn trong thời gian tới?
Ông Phan Quốc Khánh: Triển vọng lĩnh vực CNTT tại Việt Nam cũng như tiềm năng tại thị trường Nhật Bản đang “nóng” hơn bao giờ hết. Tôi hy vọng sự hợp tác trong CNTT sẽ giúp mối quan hệ giữa 2 nước sẽ ngày càng có nhiều bước tiến mới. Những thông tin về DN hai nước trên tạp chí VBF đang và sẽ hỗ trợ rất tốt việc này.
Tôi cũng mong muốn các tổ chức, các hiệp hội CNTT của cả 2 nước sẽ có nhiều hoạt động, dự án cùng hợp tác về đào tạo, nâng cao năng lực CNTT cho các DN Việt Nam, để qua đó chúng tôi nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho các DN Nhật.
(Bài viết được dịch từ tạp chí Việt Nhật – VietNam Business Forum, số 4 tháng 10 & 11 năm 2014)