fbpx

10 lời khuyên giúp cải thiện hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp

16/09/2024

04/01/2023

2269

Quản lý tài chính là một vấn đề rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Quản lý tài chính doanh nghiệp liên quan đến việc lập kế hoạch, tổ chức, kiểm soát và giám sát các nguồn lực tài chính nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh đã đặt ra.Quản lý tài chính doanh nghiệp tốt sẽ giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đáp ứng các cam kết với cổ đông, đạt được lợi thế cạnh tranh và chuẩn bị cho sự ổn định lâu dài về tài chính.Quản lý tài chính doanh nghiệp nên được xem là một phần trong các quy trình quan trọng của doanh nghiệp và nên được đưa vào kế hoạch liên tục.

Có thể bạn cảm thấy tài chính là một vấn đề phức tạp và khó hiểu thì 10 lời khuyên hàng đầu dưới đây sẽ giúp bạn kiểm soát được nó.

1. Kế hoạch kinh doanh rõ ràng

Một kế hoạch kinh doanh được xây dựng sẽ giúp doanh nghiệp xác định được vị thế hiện tại và sự phát triển trong vài năm tới. Kế hoạch sẽ trình bày chi tiết cách bạn quản lý tài chính cho doanh nghiệp và các chi phí cần thiết cùng nguồn gốc của các chi phí này.

2. Theo dõi tình hình tài chính

Doanh nghiệp nên thường xuyên theo dõi tiến trình hoạt động kinh doanh. Mỗi ngày cần nắm được thông tin về số tiền ngân hàng, doanh số, giá trị cổ phiếu. Doanh nghiệp cũng cần xem lại kết quả của mình so với mục tiêu được đặt ra trong kế hoạch kinh doanh hàng tháng.

3. Đảm bảo khách hàng thanh toán đúng hạn

Các doanh nghiệp có thể gặp phải vấn đề lớn khi khách hàng thanh toán không đúng hạn. Để giảm thiểu rủi ro khách hàng thanh toán chậm hoặc không thanh toán, doanh nghiệp nên làm rõ các điều khoản và điều kiện tín dụng ngay từ ban đầu. Nên nhanh chóng xuất các hóa đơn và đảm bảo các nội dung luôn rõ ràng và chính xác. Sử dụng hệ thống quản lý tín dụng trên máy tính sẽ giúp theo dõi tài khoản của khách hàng.

4. Nắm rõ chi phí hàng ngày

Ngay cả những công ty có lợi nhuận tốt nhất cũng có thể gặp khó khăn nếu không có đủ tiền mặt để trang trải chi phí hàng ngày như tiền thuê văn phòng và tiền lương. Các doanh nghiệp nên lưu ý đến mức tiền mặt tối thiểu để tồn tại và đảm bảo không tuột xuống dưới mức này.

>>> Xem thêm: Top 10 phần mềm quản lý tài chính doanh nghiệp tốt nhất hiện nay

5. Cập nhật thường xuyên các sổ sách kế toán

Nếu sổ sách của doanh nghiệp không được cập nhật, doanh nghiệp có thể gặp rủi ro mất tiền do không theo dõi kịp thời các khoản thanh toán trễ hạn của khách hàng hoặc không biết thời hạn nào phải trả tiền cho nhà cung cấp. Sử dụng một hệ thống lưu giữ sổ sách tốt sẽ giúp theo dõi chi phí, các khoản nợ và khoản phải thu, kinh phí bổ sung và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí kế toán.

6. Đóng thuế đúng hạn

Nộp tờ khai thuế và thanh toán không đúng kỳ hạn có thể phải chịu tiền phạt và lãi suất quá hạn. Đây là những chi phí không đáng có và có thể tránh được bằng kế hoạch dài hạn. Thực hiện các sổ sách chính xác giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, và doanh nghiệp có thể chắc chắn rằng chỉ phải trả đúng khoản tiền thuế cần thiết. Do đó, điều quan trọng là doanh nghiệp cần phải đáp ứng đầy đủ các nghĩa vụ thuế của mình.

7. Hoạt động hiệu quả hơn và kiểm soát chi phí chung

Doanh nghiệp của bạn có hoạt động hiệu quả nhất hay chưa? Tiết kiệm năng lượng nhằm tiết kiệm tiền bằng cách thay đổi hành vi và cách thức sử dụng các thiết bị hiện có một cách hiệu quả hơn. Đây là một trong những cách dễ dàng nhất để cắt giảm chi phí. Các thiết bị cần phải xem xét đến trong một văn phòng cỡ vừa bao gồm lò sưởi, đèn, thiết bị văn phòng và máy điều hòa.

8. Kiểm soát tồn kho

Kiểm soát tồn kho hiệu quả nhằm đảm bảo doanh nghiệp có số lượng tồn kho có sẵn vào đúng thời điểm để nguồn vốn không bị ràng buộc một cách không cần thiết. Doanh nghiệp nên xây dựng các hệ thống để theo dõi mức tồn kho – kiểm soát được điều này cho phép giải phóng tiền mặt, đồng thời có sẵn lượng tồn kho thích hợp.

9. Lựa chọn nguồn tài trợ đúng đắn

Lựa chọn loại hỗ trợ tài chính phù hợp cho doanh nghiệp là điều cần thiết – mỗi loại hỗ trợ tài chính được thiết kế để đáp ứng cho các nhu cầu khác nhau. Các doanh nghiệp nhỏ hơn thường phụ thuộc nhiều hơn vào dịch vụ thấu chi và tài trợ cá nhân nhưng đây có thể không phải là loại tài trợ tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn.

10. Giải quyết các vấn đề phát sinh

Một doanh nghiệp sẽ luôn gặp khó khăn khi phải đối mặt với các vấn đề tài chính, nhưng sự giúp đỡ và lời khuyên có thể giúp giải quyết các khó khăn trước khi có quá nhiều vấn đề cần phải xử lý, vì vậy hãy tìm kiếm các nhà tư vấn chuyên môn càng sớm càng tốt. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể thực hiện một số bước trước tiên nhằm giảm thiểu các tác động như: Xử lý các khoản nợ ưu tiên trước và đánh giá phương thức cải thiện quản lý dòng tiền.

Nguồn: Được dịch từ bài viết Ten top tips to improve your financial management

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *