fbpx

Fresher, Junior, Senior là gì? Phân biệt vai trò và trách nhiệm

09/10/2024

08/10/2024

65

Fresher, Junior, Senior là các thuật ngữ được dùng chỉ các cấp bậc cho một công việc nhất định trong tổ chức. Các cấp bậc này được phân chia dựa trên một số tiêu chí như trình độ chuyên môn, kỹ năng, khả năng, trách nhiệm công việc,… Để tìm hiểu chi tiết về vai trò và trách nhiệm của các vị trí này, cũng như lộ trình phát triển từ Fresher lên Senior, mời bạn theo dõi bài viết sau của FAST nhé!

1. Fresher là gì?

Fresher là từ mô tả những sinh viên mới ra trường và bắt đầu tham gia vào thị trường lao động. Nhóm nhân sự này được ví như “tờ giấy trắng” và cần có thời gian để hòa nhập, thích ứng với môi trường làm việc.

Đây là những người có kiến thức, được đào tạo bài bản qua trường lớp nhưng chưa hoặc có ít kinh nghiệm thực tế. Đồng thời, do thiếu cọ xát với thực tế nên nhiều Fresher bị thiếu hụt các kỹ năng mềm trong môi trường công sở như làm việc nhóm, giao tiếp, giải quyết vấn đề,… Do đó, những người này cần nỗ lực, học hỏi để tích lũy kỹ năng, kinh nghiệm và hoàn thiện bản thân.

Freshser Junior Senior la gi 1

Fresher là những sinh viên mới tốt nghiệp và bắt đầu tham gia thị trường lao động

Trong một tổ chức, Fresher thường đảm nhận vị trí thấp hơn và thực hiện các công việc đơn giản dưới sự hỗ trợ của Junior và Senior. Nhân sự ở cấp bậc này thường là người trẻ sở hữu một tinh thần cầu tiến, thái độ tích cực, năng động và có thể đưa ra những ý kiến sáng tạo độc đáo so với nhóm “gạo cội”. Đặc biệt, đây là giai đoạn mà nhân sự có tinh thần hào hứng chứng minh khả năng của bản thân trong công việc nhất.

Dưới đây là một số đặc điểm giúp “nhận dạng” Fresher trong một tổ chức:

  • Phân công công việc: Fresher thường đảm nhận các công việc cơ bản và đơn giản trong đội nhóm như tham gia các dự án nhỏ, nghiên cứu, thu thập thông tin, hỗ trợ lập báo cáo, xử lý tài liệu, chuẩn bị tài liệu cuộc họp,…
  • Kiến thức: Nhân sự này cần có kiến thức học thuật liên quan đến công việc nhưng chưa đòi hỏi cao, bao gồm kiến thức về ngành và hiểu biết xã hội cơ bản.
  • Kỹ năng: Fresher cần đề cao khả năng học hỏi, hợp tác và linh hoạt trong công việc, cũng như thường xuyên trau dồi các kỹ năng mềm cơ bản cần thiết trong môi trường làm việc.
  • Thái độ: Fresher cần một tinh thần chịu khó, sẵn sàng làm việc chăm chỉ, kiên nhẫn trước khó khăn, thách thức và cởi mở đón nhận tích cực những phản hồi từ cấp trên.

2. Junior là gì?

Junior là một thuật ngữ để chỉ nhân sự đã có ít kinh nghiệm hoặc kỹ năng về một vị trí nhất định nhưng chưa được bài bản, chuyên sâu. Đây là nhóm lao động trẻ, mới gia nhập thị trường, hoặc có thâm niên làm công việc này trong khoảng 1 – 2 năm. Giống với Fresher, Junior vẫn cần được hướng dẫn và giám sát trong quá trình làm việc để hoàn thiện các kỹ năng và kiến thức cần thiết. Đặc biệt, nhân sự trong giai đoạn này vẫn còn khá “mông lung” về lộ trình phát triển sự nghiệp.

Freshser Junior Senior la gi 2

Junior đã có khả năng làm việc độc lập nhưng vẫn cần được hướng dẫn, giám sát

Ngoài ra, bạn có thể nhận biết một Junior trong tổ chức thông qua các đặc điểm sau:

  • Phân công công việc: Junior thường được giao các nhiệm vụ và dự án có mức độ phức tạp hơn Fresher nhưng với độ khó chưa cao. Cụ thể, ở cấp bậc này, bạn có thể tham gia vào các giai đoạn khác nhau của dự án và hỗ trợ những nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên khác.
  • Kiến thức: Nhân sự nhóm này đã có kiến thức và kỹ năng cứng cơ bản về lĩnh vực, ngành nghề của mình, bao gồm các nguyên tắc cơ bản, quy trình làm việc, công nghệ phổ biến,…
  • Kỹ năng: Các Junior đã có khả năng thực hiện một số công việc cụ thể một cách độc lập hoặc dưới sự giám sát không chặt chẽ. Những người này cũng có thể tự quản lý thời gian, lịch làm việc cá nhân, có khả năng làm việc nhóm, tự học hỏi và nâng cao kỹ năng,…

3. Senior là gì?

Senior là thuật ngữ dùng để chỉ cấp bậc hoặc vị trí cao hơn Junior và Fresher trong một tổ chức. Những nhân sự này thường có kinh nghiệm dày dặn, kiến thức và kỹ năng chuyên môn sâu hơn so với hai vị trí còn lại. Bên cạnh đó, những người này sẽ có khả năng đưa ra các quyết định quan trọng, cũng như độc lập giải quyết vấn đề phức tạp trong lĩnh vực chuyên môn của mình. 

Để nhận biết một nhân sự thuộc cấp bậc Senior, bạn có thể dựa vào một số đặc điểm sau:

  • Phân công công việc: Senior có thể đóng góp ý kiến, kiến thức chuyên môn để xác định mục tiêu chiến lược và phát triển kế hoạch hành động. Những người này cũng có đủ khả năng và phải chịu trách nhiệm trong việc chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của mình và giúp đỡ các nhân sự cấp thấp hơn.
  • Kinh nghiệm: Nhân sự cấp bậc này thường có từ 5 năm làm việc trong lĩnh vực nhất định trở lên.
  • Kiến thức chuyên môn: Senior có kiến thức chuyên môn sâu rộng về lĩnh vực của mình.
  • Kỹ năng: Ngoài kỹ năng cứng nâng cao, nhân sự cấp bậc này cần có thêm các kỹ năng mềm khác như khả năng truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm, kỹ năng lãnh đạo, quản lý đội nhóm, giải quyết vấn đề, ra quyết định,…

Freshser Junior Senior la gi 3

Senior có trách nhiệm chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm với nhân sự cấp thấp hơn

4. So sánh Fresher, Junior và Senior

Như vậy, nội dung trên đã giúp bạn hiểu các thuật ngữ “Fresher là gì”, “Junior là gì” và “Senior là gì”. Để bạn có cái nhìn tổng quan hơn, bảng dưới đây sẽ khái quát lại những điểm khác nhau của các cấp bậc này trong một tổ chức.

Fresher Junior Senior
Trình độ chuyên môn Được đào tạo bài bản và đã có kiến thức cơ bản về ngành, lĩnh vực Có kiến thức thực tế về ngành và kỹ năng cơ bản trong công việc Có kiến thức chuyên sâu, dày dặn kinh nghiệm
Thâm niên, kinh nghiệm Chưa hoặc có kinh nghiệm làm việc (thường dưới 1 năm) Có ít kinh nghiệm làm việc (1 – 3 năm) Kinh nghiệm làm việc đáng kể (từ 5 năm trở lên) 
Khả năng
  • Có ít hoặc không có khả năng làm việc độc lập
  • Cần được hướng dẫn, chỉ việc và giám sát
  • Có thể làm việc độc lập 
  • Vẫn cần có sự hướng dẫn, giám sát
  • Làm việc hoàn toàn độc lập
  • Có thể chỉ dẫn, giúp đỡ các nhân sự cấp thấp hơn
Nhiệm vụ
  • Làm quen, thích nghi với môi trường công sở
  • Nhận các nhiệm vụ cơ bản
  • Hỗ trợ các công việc hàng ngày
  • Thực hiện những nhiệm vụ vừa phải, với độ khó tăng dần
  • Giải quyết các vấn đề đơn giản
  • Ứng biến với các vấn đề phức tạp hơn dưới sự hướng dẫn, giám sát
  • Triển khai những công việc chủ chốt, mang tính chiến lược
  • Hướng dẫn cấp dưới
  • Giải quyết vấn đề phức tạp một cách linh hoạt, bình tĩnh
Mức trách nhiệm Không Vừa phải với nhiệm vụ tầm trung Cao với những nhiệm vụ quan trọng, chủ chốt
Thu nhập Thấp Trung bình Cao

5. Lộ trình thăng tiến từ Fresher lên Senior

Lộ trình thăng tiến cơ bản nhất của một nhân sự là từ Fresher đến Junior và đến Senior. Trong đó, để đạt đến cấp bậc cao nhất là Senior, Fresher phải có ít nhất 4 – 5 năm kinh nghiệm làm việc trong cùng lĩnh vực. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong các điều kiện cần có để nhân sự thăng tiến trong sự nghiệp. Bên cạnh đó, bạn cần phải đạt được các yêu cầu khác về kiến thức, kỹ năng làm việc và thái độ. Cụ thể như sau:

  • Kiến thức: Am hiểu sâu rộng về ngành và lĩnh vực mình đang theo đuổi.
  • Kinh nghiệm: Có thể triển khai các nhiệm vụ phức tạp một cách độc lập, có kinh nghiệm quản lý các dự án với mức độ khó từ thấp đến trung bình.
  • Kỹ năng: Kỹ năng lãnh đạo, quản lý nhóm, giao tiếp, đàm phán, làm việc với khách hàng, giải quyết vấn đề khó một cách bình tĩnh,…
  • Thái độ: Sẵn sàng thử thách với vị trí công việc khó hơn, áp lực hơn và chịu trách nhiệm với quyết định của mình, cũng như kết quả của đội nhóm.

Freshser Junior Senior la gi 4

Để thăng tiến thành Senior, Fresher thường phải có từ 4 – 5 năm làm việc trong lĩnh vực

Khi những đóng góp của bạn được công nhận và đủ thời gian làm việc (khoảng 1 – 2 năm), bạn sẽ được thăng cấp thành Junior. Lúc này, bạn sẽ có cơ hội tham gia vào nhiều dự án và triển khai những nhiệm vụ phức tạp hơn. Đây sẽ là cơ hội để bạn thể hiện tầm quan trọng của mình với đội nhóm và tổ chức thông qua thành tích, kết quả làm việc xuất sắc. Trong giai đoạn này, việc học hỏi kiến thức mới và phát triển các kỹ năng cần thiết của một Senior cũng rất quan trọng.

Như vậy, bài viết trên của FAST đã giúp bạn có những hiểu biết nhất định về các khái niệm “Fresher là gì”, “Junior là gì” và “Senior là gì”, cũng như vai trò, trách nhiệm của các cấp bậc này trong tổ chức. Để thăng tiến từ Fresher lên Senior, bạn cần đạt được “độ chín” về cả kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và có những đóng góp nhất định cho doanh nghiệp trong một thời gian đủ dài. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Zalo: https://zalo.me/phanmemfast

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *