fbpx

Thuế lũy tiến là gì? Biểu thuế TNCN lũy tiến mới nhất

19/09/2024

28/06/2024

118

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội và góp phần vào ngân sách Nhà nước. Trong hệ thống thuế TNCN, thuế lũy tiến là một phương pháp tính thuế được áp dụng phổ biến, mang lại nhiều lợi ích cho cả Nhà nước và người dân. Trong bài viết này, FAST sẽ đi sâu vào giải thích thuế lũy tiến là gì, đồng thời cập nhật biểu thuế TNCN lũy tiến mới nhất để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1. Thuế lũy tiến là gì?

Thuế lũy tiến, còn được gọi là thuế lũy tiến từng phần, là loại thuế mà mức thuế suất tăng dần theo mức thu nhập hoặc giá trị tài sản. Điều này có nghĩa là khi người nộp thuế có thu nhập hoặc tài sản cao hơn, họ sẽ phải trả thuế với tỷ lệ cao hơn so với người có thu nhập hoặc tài sản thấp hơn..

Hiện nay, trong hệ thống văn bản pháp luật tại Việt Nam chưa có quy định cụ thể về định nghĩa thuế lũy tiến. Tuy nhiên, có hai dạng chính của thuế lũy tiến:.

  • Thuế thu nhập cá nhân lũy tiến: Mức thuế suất tăng theo từng bậc thu nhập. Ví dụ, Thuế TNCN tại Việt Nam có thể có nhiều bậc thuế suất, với bậc thuế suất thấp hơn áp dụng cho mức thu nhập thấp, và bậc thuế suất cao hơn áp dụng cho mức thu nhập cao hơn. Hệ thống này giúp giảm bớt gánh nặng thuế cho người có thu nhập thấp và tăng mức đóng góp thuế từ người có thu nhập cao hơn.
  • Thuế tài sản lũy tiến: Tương tự như thuế thu nhập cá nhân, mức thuế suất tăng theo giá trị tài sản. Người sở hữu tài sản có giá trị lớn hơn sẽ phải chịu thuế với tỷ lệ cao hơn, loại thuế này nhằm để chống đầu cơ các loại tài sản lớn như bất động sản…

Thuế lũy tiến là gì

2. Đối tượng áp dụng biểu thuế lũy tiến từng phần

Biểu thuế lũy tiến từng phần được áp dụng cho các cá nhân có thu nhập chịu thuế, cụ thể được quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC. Đối tượng áp dụng bao gồm các cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công:

  • Cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên: Trong trường hợp này, tổ chức hoặc cá nhân trả thu nhập sẽ thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần. Điều này áp dụng ngay cả khi cá nhân ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi khác nhau.
  • Cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng: Trong tình huống này, tổ chức hoặc cá nhân trả thu nhập vẫn sẽ thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.

Do đó, mọi cá nhân có thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công đều phải áp dụng tính thuế thu nhập cá nhân theo phương pháp lũy tiến từng phần.

Ngoài ra, theo Khoản 1, Điều 27 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điểm b, Khoản 1, Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC, biểu thuế lũy tiến được áp dụng cho:

  • Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công: Ký kết hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên.

Đối với các khoản thu nhập từ các nguồn khác như đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn góp, bản quyền, nhượng quyền thương mại, trúng giải thưởng, thì khấu trừ thuế sẽ được áp dụng ở mức thuế suất cố định 10% trước khi chi trả cho cá nhân. Nếu thu nhập của cá nhân không cư trú vượt quá 2.000.000 đồng, mức thuế suất lũy tiến toàn phần sẽ được áp dụng.

Đối tượng áp dụng biểu thuế lũy tiến từng phần

3. Biểu thuế lũy tiến từng phần mới nhất hiện nay

Biểu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) lũy tiến từng phần hiện hành với thu nhập từ tiền lương, tiền công có 7 bậc, cụ thể hóa theo Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:

Bậc Thu nhập tính thuế /tháng Thuế suất Tính số thuế phải nộp
Cách 1 Cách 2
1 Đến 5 triệu đồng (trđ) 5% 0 trđ + 5% TNTT 5% TNTT
2 Trên 5 trđ đến 10 trđ 10% 0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ 10% TNTT – 0,25 trđ
3 Trên 10 trđ đến 18 trđ 15% 0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ 15% TNTT – 0,75 trđ
4 Trên 18 trđ đến 32 trđ 20% 1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ 20% TNTT – 1,65 trđ
5 Trên 32 trđ đến 52 trđ 25% 4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ 25% TNTT – 3,25 trđ
6 Trên 52 trđ đến 80 trđ 30% 9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ 30 % TNTT – 5,85 trđ
7 Trên 80 trđ 35% 18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ 35% TNTT – 9,85 trđ

4. Cách tính thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần

Căn cứ theo phương pháp tính thuế lũy tiến từng phần được quy định tại Phụ lục 01/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 111/2013/TT-BTC, thuế thu nhập cá nhân (TNCN) tính theo phương pháp lũy tiến từng phần được thực hiện như sau:

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế × Thuế suất

Các bước tính thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần:

  • Xác định thu nhập tính thuế (TNTT):
      • Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ.
  • Tính thu nhập chịu thuế:
    • Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn thuế.

Cụ thể các bước tính:

Bước 1: Tính tổng thu nhập

Tổng thu nhập là tổng số tiền mà cá nhân nhận được từ tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác.

Bước 2: Tính các khoản thu nhập được miễn thuế (nếu có)

Một số khoản thu nhập được miễn thuế bao gồm:

  • Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ.
  • Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho hãng tàu nước ngoài hoặc hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế.

Bước 3: Tính thu nhập chịu thuế theo công thức

Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn thuế.

Bước 4: Tính các khoản giảm trừ

Giảm trừ gia cảnh:

  • Đối với bản thân người nộp thuế: 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm).
  • Đối với mỗi người phụ thuộc: 4,4 triệu đồng/tháng.

Các khoản giảm trừ khác:

  • Đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện.
  • Đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo.

Bước 5: Tính thu nhập tính thuế theo công thức

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ

Bước 6: Áp dụng biểu thuế lũy tiến từng phần

Biểu thuế lũy tiến gồm 7 bậc thuế với thu nhập tính thuế và thuế suất tương ứng.

Cách tính thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần

5. Ví dụ về cách tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công theo Thông tư 111/2013/TT-BTC

Tại Thông tư 111/2013/TT-BTC, có cung cấp một ví dụ về tính thuế TNCN như sau: Ông A có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng là 40 triệu đồng và nộp các khoản bảo hiểm là 8% bảo hiểm xã hội và 1,5% bảo hiểm y tế và 1% Bảo hiểm thất nghiệp trên tiền lương. Ông A nuôi 2 con dưới 18 tuổi và trong tháng không có các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

Các bước tính thuế thu nhập cá nhân tạm nộp trong tháng của Ông A như sau:

    • Thu nhập chịu thuế của Ông A là: 40 triệu đồng.
    • Các khoản được giảm trừ:
      • Giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 11 triệu đồng.
      • Giảm trừ gia cảnh cho 02 người phụ thuộc (2 con): 4,4 triệu đồng × 2 = 8,8 triệu đồng.
      • Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế: 40 triệu đồng × (8% + 1,5%+1%) = 4,2 triệu đồng.
    • Tổng cộng các khoản được giảm trừ: 11 triệu đồng + 8,8 triệu đồng + 4,2 triệu đồng = 24 triệu đồng.
    • Thu nhập tính thuế của Ông A là: 40 triệu đồng – 24 triệu đồng = 16 triệu đồng.
    • Số thuế phải nộp:
  • Cách 1: Tính theo từng bậc của Biểu thuế lũy tiến từng phần:
      • Bậc 1: Thu nhập tính thuế đến 5 triệu đồng, thuế suất 5%:
        • 5 triệu đồng × 5% = 0,25 triệu đồng.
      • Bậc 2: Thu nhập tính thuế trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế suất 10%:
        • (10 triệu đồng – 5 triệu đồng) × 10% = 0,5 triệu đồng.
      • Bậc 3: Thu nhập tính thuế trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng, thuế suất 15%:
        • (16 triệu đồng – 10 triệu đồng) × 15% = 0,9 triệu đồng.
  • Tổng số thuế Ông A phải tạm nộp trong tháng là: 0,25 triệu đồng + 0,5 triệu đồng + 0,9 triệu đồng = 1,65 triệu đồng.
  • Cách 2: Tính theo phương pháp rút gọn:
    • Thu nhập tính thuế trong tháng 20,4 triệu đồng thuộc bậc 4.
    • Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp như sau:
      • 16 triệu đồng × 15% – 0,75 triệu đồng = 1,65 triệu đồng.

6. Biểu thuế lũy tiến từ thu nhập tại một số nước

Biểu thuế suất lũy tiến đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được áp dụng rộng rãi trên thế giới nhằm thúc đẩy tính công bằng và sự phân phối lại trong hệ thống thu thuế cá nhân. Mỗi quốc gia có cơ cấu biểu thuế khác nhau, như sau:

  • Tại Myanmar, cá nhân người nước ngoài cư trú hoặc không cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công chịu thuế TNCN lũy tiến từ 1% đến 25%. Các hoạt động chuyển nhượng và cho thuê cũng chịu mức thuế suất 10%.
  • Singapore áp dụng mức thuế lũy tiến từ 0% đến 22% cho thu nhập cá nhân, nhưng không đánh thuế TNCN đối với hoạt động chuyển nhượng tài sản hoặc thừa kế.
  • Ở Philippines, mức thuế TNCN dao động từ 5% đến 32% áp dụng cho cả công dân và người nước ngoài cư trú.
  • Malaysia yêu cầu tất cả cá nhân cư trú và không cư trú có thu nhập phát sinh tại đất nước này phải nộp thuế TNCN. Các cá nhân cư trú chịu mức thuế lũy tiến từ 1% đến 28%.
  • Ở Hoa Kỳ, thuế suất lũy tiến TNCN bắt đầu từ 10% (đối với thu nhập dưới 9.325 USD) và có thể lên đến 39,6% (đối với thu nhập từ 418.400 USD trở lên).
  • Hàn Quốc áp dụng mức thuế lũy tiến TNCN từ 6% đến 40%. Đối với người nước ngoài, họ có thể chọn mức thuế suất duy nhất là 19% đối với thu nhập phát sinh tại Hàn Quốc. (Nguồn: Bộ Tài chính)

Mỗi hệ thống thuế lũy tiến phản ánh nỗ lực của các quốc gia trong việc đảm bảo sự công bằng và tính bền vững trong việc phân phối tài nguyên và thu nhập trong xã hội.

Trên thực tế, thuế lũy tiến là một công cụ quan trọng trong hệ thống thuế để đảm bảo sự công bằng xã hội và sự phân phối thu nhập hợp lý. Biểu thuế thu nhập cá nhân lũy tiến thường được thiết kế sao cho những người có thu nhập cao hơn sẽ phải đóng nhiều hơn so với những người có thu nhập thấp hơn, từ đó hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế và giảm bớt bất bình đẳng thu nhập.

Thông tin liên hệ: 

  • Website: https://fast.com.vn/ 
  • Email: info@fast.com.vn 
  • Fanpage: https://www.facebook.com/PhanMemFAST 
  • Zalo: https://zalo.me/phanmemfast

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *