fbpx

“Điện toán đám mây” tại thị trường Việt Nam

07/03/2024

03/01/2023

1180

Thuật ngữ “Cloud computing” ra đời giữa năm 2007, để khái quát hướng phát triển cơ sở hạ tầng thông tin vốn đã diễn ra trong nhiều năm qua. Có thể diễn giải thuật ngữ trên một cách đơn giản : các nguồn điện toán khổng lồ (phần mềm, dịch vụ…) sẽ được đặt tại những máy chủ ảo (cloud) trên Internet thay vì trong các máy tính văn phòng, gia đình… (dưới đất) để mọi người kết nối và sử dụng bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu và từ bất cứ thiết bị nào.

“Đám mây” tại thị trường thế giới

Điện toán đám mây (Cloud computing) không còn là điều gì mới mẻ. Bắt nguồn từ điện toán lưới (grid computing) từ những năm 80, điện toán theo nhu cầu (Utility computing) và phần mềm dịch vụ (SaaS), Oracle là nhà tiên phong trong việc triển khai công nghệ này. Cho đến nay, điện toán đám mây đang được phát triển và cung cấp bởi nhiều nhà cung cấp, trong đó có Amazon, Google, DataSynapse, Salesforce cũng như các nhà cung cấp truyền thống Microsoft, IBM, HP… Đã được rất nhiều người dùng cá nhân cho đến các công ty lớn như L’Oréal, General Electric, Ebay, Coca-cola… chấp nhận và sử dụng.

Công ty nghiên cứu Gartner đánh giá rằng ưu tiên chính của những Giám đốc Công nghệ (CIO) sẽ là các ứng dụng doanh nghiệp ảo hóa và điện toán đám mây để giúp công ty họ bớt lo lắng về quản lý cơ sở hạ tầng thông tin, tập trung vào việc chèo lái quá trình phát triển của công ty hơn. Cũng theo đánh giá, tính đến năm 2012, 80% doanh nghiệp trong danh sách 1.000 công ty hàng đầu (theo đánh giá của tạp trí Fortune – Mỹ) sẽ sử dụng ít nhất một vài loại hình dịch vụ đám mây và khoảng 20% doanh nghiệp sẽ không còn sở hữu các tài sản hoặc hạ tầng công nghệ thông tin.

>>> Xem thêm: Công nghệ cloud là gì? Lợi ích, ứng dụng của Cloud Server

“Đám mây” và thị trường Việt Nam

dien-toan-dam-may-fast

Không nằm ngoài xu thế, Việt Nam đang dần tiếp cận các dịch vụ đám mây thông qua dự án của một số doanh nghiệp nước ngoài như Microsoft, Intel… cũng như từ những nhà phát triển, cung cấp trong nước như FPT, Biaki… IBM là doanh nghiệp tiên phong khai trương trung tâm điện toán đám mây tại Việt Nam vào tháng 9/2008 với khách hàng đầu tiên là Công ty cổ phần công nghệ và truyền thông Việt Nam (VNTT). Có thể nói Việt Nam là một trong những nước đầu tiên ở ASEAN đưa vào sử dụng điện toán đám mây.

Công nghệ này được coi là giải pháp cho những vấn đề mà nhiều công ty đang gặp phải như thiếu năng lực CNTT, chi phí đầu tư hạ tầng hạn chế… Hiện nay nhiều công ty đang hoang phí tài nguyên như không khai thác hết công suất của hệ thống máy chủ, đầu tư quá nhiều về mặt con người. Trong khi đó, về lý thuyết, đám mây (cloud computing) sẽ cho phép doanh nghiệp không cần tập trung quá nhiều cho cơ sở hạ tầng hoặc nâng cấp ứng dụng, không đòi hỏi nguồn nhân lực lớn và có thể dễ dàng thay đổi quy mô khi cần.

Mặc dù điện toán đám mây hiện đang được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước phát triển trên thế giới bởi lợi ích đáng kể mà nó đem lại, nhưng ở Việt Nam các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự mặn mà với công nghệ này. Tuy nhiên theo các chuyên gia nhận định, đây chính là giải pháp tối ưu để các doanh nghiệp nước ta giảm thiểu chi phí cũng như tăng hiệu suất làm việc ở mức tối đa.

Về thực trạng ứng dụng điện toán đám mây ở các doanh nghiệp Việt Nam, có thể rút ra kết luận như sau: Hiện nay đã có một vài doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đưa điện toán đám mây vào ứng dụng và hiệu suất kinh doanh được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên số lượng là khá ít. Phần lớn vẫn chỉ dừng ở mức quan tâm và tìm hiểu.

Nhưng tình hình đang được cải thiện rõ rệt. Theo khảo sát gần đây của Symantec, một công ty phần mềm hàng đầu thế giới, hiện có khoảng 46% doanh nghiệp và tổ chức Việt Nam đang triển khai ứng dụng công nghệ điện toán đám mây và các dự án ảo hóa khác.

Hãng bảo mật Symantec cũng cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam có mối quan tâm đặc biệt đến việc ứng dụng điện toán đám mây và cơ hội mà công nghệ mới này đem tới. Kết quả từ cuộc khảo sát cho thấy 39% doanh nghiệp trong nước hiện đang sử dụng dịch vụ phần mềm ảo tư nhân (VPS), trong khi 21% đang ảo hóa máy chủ và cơ sở dữ liệu.

Một báo cáo gần đây của nhóm nghiên cứu Gartner nhấn mạnh tới sự phát triển của Điện toán đám mây trong bối cảnh toàn cầu hóa. Theo khảo sát, khoảng 50% doanh nghiệp và các tổ chức trên thế giới đang ứng dụng công nghệ hiện đại này với tốc độ tăng trưởng 17% mỗi năm. Năm 2011, doanh thu dịch vụ điện toán đám mây toàn cầu lên tới 2,4 tỷ USD. Gartner dự đoán con số này sẽ tăng gần gấp 4 lần trong năm 2012.

Việc ứng dụng công nghệ điện toán đám mây trong kinh doanh cũng như trong đời sống là một bước phát triển tất yếu với xu thế thời đại. Được dự đoán đây là làn sóng công nghệ thứ 3, sẽ tạo ảnh hưởng đến thói quen, tư duy ứng dụng công nghệ hiện nay. Điều khó khăn là làm thế nào để các doanh nghiệp cũng như cá nhân chấp nhận xu thế đấy.

Đối với phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay (chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ), rào cản ngôn ngữ là trở ngại lớn nhất trong quá trình tìm kiếm những công nghệ trợ giúp cho họ. Chính vì thế, các nhà cung cấp Việt Nam sẽ là cầu nối cho doanh nghiệp trong nước với xu thế công nghệ thế giới. Nó yêu cầu một trình độ nhất định về công nghệ, sự am hiểu thói quen, văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam, và trên hết là khả năng đào tạo thị trường gắn với công nghệ. Nhà cung cấp Công nghệ Điện toán đám mây ở Việt Nam làm tốt cả 3 điều trên, thì thị trường Việt Nam sẽ không chỉ còn là thị trường tiềm năng nữa.

Công nghệ Điện toán đám mây là xu thế chung của thời đại, việc đưa ra ứng dụng, phát triển rộng rãi là điều tất yếu, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa. Nhưng để theo kịp xu thế, để thị trường phát triển mạnh thì còn nhiều điều cấp thiết. Thay đổi một tư duy làm việc, một thói quen hoạt động là điều mà các nhà cung cấp phải làm Doanh nghiệp Việt Nam nhìn ra và chấp nhận.

(Nguồn TheBusiness)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *