fbpx

Hợp đồng điện tử là gì? Định nghĩa, Lợi ích của E-Contract

28/08/2024

14/03/2024

1190

Hợp đồng điện tử (E-contract) ngày càng được quan tâm và dần thay thế cho hợp đồng truyền thống, nhất là khi chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay. Việc ký kết hợp đồng trở nên dễ dàng hơn nhờ có hợp đồng điện tử. Vậy hợp đồng điện tử là gì? Hợp đồng điện tử mang lại những lợi ích gì? Bài biết dưới đây sẽ làm rõ những nội dung trên.

Mục lục

1. Hợp đồng điện tử là gì?

Khái niệm về Hợp đồng điện tử E – Contract

Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Trong đó, phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự. Hiểu theo cách đơn giản, hợp đồng điện tử là một thỏa thuận được tạo và “ký tá” dưới dạng điện tử, không sử dụng giấy tờ.

Hợp đồng điện tử khác gì so với hợp đồng giấy truyền thống

Tiêu chí Hợp đồng điện tử  Hợp đồng truyền thống 
Căn cứ pháp lý 
  • Luật Giao dịch điện tử 2005
  • Bộ luật Dân sự (BLDS) 2005
  • Bộ luật Dân sự mới nhất 2015
Phương thức giao dịch 
  • Giao dịch bằng phương tiện điện tử hay còn được gọi là giao dịch bằng văn bản điện tử.
  • Được ký bằng chữ ký điện tử
  • Bằng văn bản
  • Bằng lời nói
  • Bằng hành động
  • Các hình thức khác do hai bên thỏa thuận
Số lượng chủ thể 
  • Ít nhất 3 chủ thể gồm bên bán, bên mua và trung gian (nhà cung cấp dịch vụ mạng hoặc cơ quan chứng thực chữ ký điện tử)
2 chủ thể gồm bên bán và bên mua
Nội dung hợp đồng  Ngoài các nội dung như Hợp đồng truyền thống, các bên giao kết hợp đồng điện tử có thể thoả thuận về:

  • Yêu cầu kỹ thuật
  • Chứng thực chữ ký điện tử
  • Các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật
  • Đối tượng của hợp đồng
  • Số lượng, chất lượng
  • Giá, phương thức thanh toán
  • Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
  • Phương thức giải quyết tranh chấp
Phạm vi áp dụng  Theo quy định của Luật giao dịch điện tử 2005 chỉ áp dụng trong một số lĩnh vực cụ thể, không áp dụng với

  • Văn bản về thừa kế
  • Giấy kết hôn, ly hôn
  • Giấy khai sinh, khai tử,…
Áp dụng cho mọi lĩnh vực về kinh tế, xã hội

>> Xem thêm: Hợp đồng là gì? 5 loại hợp đồng phổ biến nhất trong doanh nghiệp

2. Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử theo quy định của pháp luật Việt Nam

Theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử 2005 thì “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu. Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu. Giao kết hợp đồng điện tử là sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng. Lúc này, thông báo dưới dạng thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý như thông báo bằng hợp đồng truyền thống”.

Pháp luật đã ghi nhận tính pháp lý của hợp đồng điện tử và được sử dụng làm chứng cứ trong trường hợp một trong hai bên không thực hiện hợp đồng hoặc vi phạm điều khoản của hợp đồng.

hợp đồng điện tử
Hợp đồng điện tử là gì?

3. Một số đặc điểm của hợp đồng điện tử

Thể hiện bằng thông điệp dữ liệu điện tử: Đây là đặc điểm nổi bật nhất. Trong giao kết hợp đồng điện tử, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu.

hợp đồng điện tử là gì

Có sự tham gia của ít nhất 3 chủ thể trong giao kết hợp đồng

Bên cạnh chủ thể giao kết thông thường là bên bán và bên mua còn có sự xuất hiện của bên thứ ba có liên quan chặt chẽ đến hợp đồng điện tử – đó là các nhà cung cấp các dịch vụ mạng và các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử. Bên thứ ba này không tham gia vào quá trình đàm phán, giao kết hay thực hiện hợp đồng điện tử. Họ tham gia với tư cách là các cơ quan hỗ trợ nhằm đảm bảo tính hiệu quả và giá trị pháp lý cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử.

Phạm vi áp dụng có phần bị hạn chế

Theo quy định tại Điều 1 Luật Giao dịch điện tử 2005 thì các giao dịch điện tử được áp dụng trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước; trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác do pháp luật quy định.

Tính phi biên giới

Do hợp đồng điện tử được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu, cho nên nó không yêu cầu hai bên trong hợp đồng phải gặp mặt nhau để ký kết, mà dù ở bất cứ đâu hay ở khoảng thời gian nào thì hai bên cũng có thể chủ động ký kết hợp đồng.

Tính vô hình, phi vật chất

Môi trường điện tử là môi trường số hóa, môi trường ảo, vì vậy, các hợp đồng điện tử mang tính vô hình, phi vật chất, nghĩa là hợp đồng điện tử tồn tại, được chứng minh, được lưu trữ bởi các dữ liệu điện tử không thể cầm nắm hay cảm nhận được.

Tính hiện đại, chính xác

Hợp đồng điện tử được giao kết dựa trên việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, là kết quả của sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ trong thời đại hiện nay. Việc sử dụng các công nghệ này đem lại độ chính xác cao cho các giao dịch.

4. Các quy định về hợp đồng điện tử mà doanh nghiệp cần nắm rõ

Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử

Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử theo Điều 35 Luật Giao dịch điện tử 2005 như sau:

– Các bên tham gia có quyền thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử trong giao kết và thực hiện hợp đồng.

– Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật Giao dịch điện tử 2005 và pháp luật về hợp đồng.

– Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thỏa thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó.

Quy định về giao kết hợp đồng điện tử

Theo Điều 36 Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định về giao kết hợp đồng điện tử như sau:

– Giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng.

– Trong giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu.

Việc thời điểm, địa điểm nhận, gửi thông điệp dữ liệu trong hợp đồng điện tử

Thời điểm, địa điểm gửi thông điệp dữ liệu

Trong trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thoả thuận khác thì thời điểm, địa điểm gửi thông điệp dữ liệu được quy định như sau:

1. Thời điểm gửi một thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu này nhập vào hệ thống thông tin nằm ngoài sự kiểm soát của người khởi tạo;

2. Địa điểm gửi thông điệp dữ liệu là trụ sở của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cơ quan, tổ chức hoặc nơi cư trú của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cá nhân.

Trường hợp người khởi tạo có nhiều trụ sở thì địa điểm gửi thông điệp dữ liệu là trụ sở có mối liên hệ mật thiết nhất với giao dịch.

Thời điểm, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu

Trong trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thoả thuận khác thì thời điểm, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu được quy định như sau:

1. Trường hợp người nhận đã chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thông điệp dữ liệu thì thời điểm nhận là thời điểm thông điệp dữ liệu nhập vào hệ thống thông tin được chỉ định; nếu người nhận không chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thông điệp dữ liệu thì thời điểm nhận thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu đó nhập vào bất kỳ hệ thống thông tin nào của người nhận;

2. Địa điểm nhận thông điệp dữ liệu là trụ sở của người nhận nếu người nhận là cơ quan, tổ chức hoặc nơi cư trú thường xuyên của người nhận nếu người nhận là cá nhân. Trường hợp người nhận có nhiều trụ sở thì địa điểm nhận thông điệp dữ liệu là trụ sở có mối liên hệ mật thiết nhất với giao dịch.

Quy định về việc sử dụng chữ ký điện tử trong hợp đồng điện tử

Quy định về việc sử dụng chữ ký điện tử trong hợp đồng điện tử có các điều kiện sau để đảm bảo tính an toàn:

a) Dữ liệu tạo chữ ký điện tử phải chỉ đích thị cho người ký trong bối cảnh dữ liệu đó được sử dụng.

b) Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ được kiểm soát bởi người ký tại thời điểm ký.

c) Bất kỳ sự thay đổi nào đối với chữ ký điện tử sau thời điểm ký cũng cần phải có khả năng phát hiện.

d) Mọi sửa đổi đối với nội dung của dữ liệu sau thời điểm ký cũng phải có thể phát hiện được.

Doanh nghiệp sử dụng chữ ký điện tử đã được chứng thực từ các đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực được xem là đáp ứng các điều kiện an toàn theo quy định.

5. Phân loại hợp đồng điện tử

Việc phân chia thành các loại hợp đồng điện tử được dựa trên quá trình thực tiễn và công nghệ sử dụng. Dựa theo công nghệ thì có 5 loại hợp đồng điện tử sau:

Hợp đồng truyền thống được đưa lên website

Hợp đồng sẽ được soạn sẵn trên giấy, chỉnh sửa và đưa lên website để các bên tham gia ký. Loại hợp đồng này thường có nút đồng ý hoặc không đồng ý để các bên tham gia lựa chọn. Các hợp đồng này thường có dạng file PDF.

Hợp đồng điện tử hình thành qua giao dịch điện tử

Nội dung của loại hợp đồng này không được soạn sẵn mà hình thành trong giao dịch tự động. Các thông tin nhập vào sẽ được tổng hợp và xử lý bởi máy tính. Cuối giao dịch, hợp đồng điện tử sẽ tổng hợp và hiển thị để khách hàng xác nhận đồng ý với các nội dung của hợp đồng. Sau đó, khách hàng sẽ nhận thông báo hợp đồng qua email, số điện thoại hoặc fax…

Hợp đồng qua thư điện tử

Đây là hình thức hợp đồng điện tử phổ biến giữa các doanh nghiệp và doanh nghiệp (B2B). Các bên sử dụng thư điện tử để tiến hành các loại giao dịch, quy trình tương tự giao dịch truyền thống. Điểm khác là sử dụng thư điện tử (email), internet và máy tính để ký kết hợp đồng.

Hợp đồng điện tử sử dụng chữ ký số

Đối với loại hợp đồng này thì các bên tham gia phải có chữ ký số để ký vào thông điệp dữ liệu trong quá trình giao dịch. Loại hợp đồng điện tử này có độ bảo mật cao và ràng buộc trách nhiệm các bên cao hơn.

Nếu phân loại theo chủ thể, mục đích, nội dung thì có các loại hợp đồng sau:

  • Hợp đồng lao động điện tử
  • Hợp đồng dân sự điện tử
  • Hợp đồng thương mại điện tử

>>> Xem thêm: Chữ ký số từ xa là gì? Lợi ích của việc sử dụng chữ ký số từ xa

6. Lợi ích của hợp đồng điện tử

Dưới đây là một số lợi ích của hợp đồng điện tử (Electronic Contract):

Dễ sử dụng

Các hợp đồng điện tử đều có ràng buộc pháp lý rõ ràng và các mẫu có sẵn. Bất kỳ ai cũng có thể tạo hợp đồng điện tử theo mẫu sẵn có, điền thông tin cần thiết và kèm theo chữ ký số của mình.

Tiết kiệm chi phí

Sử dụng hợp đồng truyền thống bạn phải chi một số chi phí như giấy in, máy in, bảo trì máy in và mực in, điện, phí gửi bưu điện… Tất cả những chi phí này sẽ biến mất khi chuyển sang hợp đồng điện tử. Không những tiết kiệm chi phí này cho doanh nghiệp mà còn tiết kiệm cho khách hàng, đối tác.

Tiết kiệm thời gian

Hợp đồng điện tử giúp việc ký kết của hai bên diễn ra dễ dàng hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian nhưng không làm mất đi tính trang trọng của buổi ký kết. Sự tiện lợi của hợp đồng điện tử mang lại đó là có thể ký hợp đồng online mọi lúc, mọi nơi. Hợp đồng điện tử có thể tương thích với nhiều thiết bị như laptop, máy tính, điện thoại… Việc này giúp tiết kiệm nhiều nguồn lực cũng như thời gian, đặc biệt trong tình hình dịch khó khăn, việc gặp mặt ký hợp đồng trực tiếp là không dễ.

Giảm thiểu rủi ro

Người tạo hợp đồng giấy có thể đã không đọc lại hợp đồng hoặc cung cấp dữ liệu chính xác. Người nhận hợp đồng giấy có thể đã không đọc một số điều kiện trong tài liệu. Trên hợp đồng điện tử có thể đưa ra các trường bắt buộc và chỉ định mọi người ký theo thứ tự cụ thể, giảm bớt lỗi thường gặp khi làm thủ công.

Hạn chế sai sót

Hợp đồng điện tử hạn chế lỗi sai do đánh máy, cho phép hai bên có thể xem và chỉnh sửa các điều khoản của hợp đồng bằng kỹ thuật số trên trang web trước khi đồng ý ký. Ngoài ra, hợp đồng điện tử còn giúp thúc đẩy quá trình hợp tác, trong đó cả hai bên có thể cùng nhau phát triển hợp đồng và đồng ý thực hiện các giao dịch kinh doanh có lợi.

Kết nối với hệ thống phần mềm khác

Doanh nghiệp dễ dàng quản lý hợp đồng điện tử trên phần mềm với nhiều tiện ích. Phần mềm hợp đồng điện tử có thể tích hợp API với các hệ thống phần mềm khác như phần mềm quản lý khách hàng CRM, phần mềm ERP, phần mềm hóa đơn điện tửvà các phần mềm khác. Việc tích hợp API cho phép mở rộng tính năng của phần mềm hiện có và hợp lý hóa các quy trình nội bộ thông qua phương tiện điện tử.

An toàn bảo mật

Hợp đồng điện tử có hệ thống bảo mật an toàn. Nhờ tính năng ký kết điện tử giúp loại bỏ hoặc giảm khả năng giả mạo tài liệu đã hoàn thiện của hai bên trong quá trình bán hàng. Phần mềm quản lý hợp đồng điện tử có các tính năng bảo mật như cấp quyền hạn chế vào chữ ký số, theo dõi và ghi lại các phiên bản/lịch sử của tài liệu, tính năng phát hiện cảnh báo giả mạo tài liệu, xác thực tài liệu người gửi hoặc người nhận bằng mã hóa.

Dễ dàng quản lý, chỉnh sửa

Việc sửa đổi các điều khoản trên hợp đồng điện tử có thể thực hiện ngay lập tức. Điều này chắc chắn sẽ không xảy ra nếu dùng hợp đồng giấy. Phần mềm hợp đồng điện tử cho phép tạo các mẫu hợp đồng và chữ ký điện tử có thể sử dụng nhiều lần. Phần mềm dễ dàng lưu các mẫu hợp đồng trên máy tính hoặc phần mềm. Dễ dàng cho bạn trong việc tìm kiếm và đối soát hợp đồng theo số thứ tự, tên đối tác, loại hợp đồng… Khi đó, văn phòng trở nên gọn gàng và thông minh hơn nhờ vào quy trình hợp đồng không giấy.

hợp đồng điện tử electronic contract

7. Câu hỏi thường gặp về hợp đồng điện tử 

Hợp đồng điện tử có thể áp dụng trong những lĩnh vực nào?

Hợp đồng điện tử có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm:

  • Lĩnh vực dân sự: Hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ, hợp đồng vay mượn, hợp đồng tặng cho, hợp đồng thuê nhà, hợp đồng lao động.
  • Lĩnh vực kinh doanh, thương mại: Hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng ủy quyền.

Hợp đồng điện tử không áp dụng cho các trường hợp nào?

hợp đồng điện tử không áp dụng cho một số trường hợp sau:

  • Hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất
  • Hợp đồng hôn nhân, ly hôn
  • Hợp đồng di chúc, thừa kế
  • Hợp đồng liên quan đến các giao dịch có giá trị lớn theo quy định của pháp luật

Ngoài ra, một số lĩnh vực khác có thể có quy định riêng về việc sử dụng hợp đồng điện tử. Do đó, bạn nên tham khảo các quy định pháp luật liên quan trước khi sử dụng hợp đồng điện tử trong các lĩnh vực này.

Làm thế nào để bảo mật thông tin khi sử dụng hợp đồng điện tử?

Để đảm bảo an toàn thông tin khi sử dụng hợp đồng điện tử, doanh nghiệp cần thực hiện việc sao lưu và lưu trữ trên hệ thống đám mây và đối với đơn vị cung cấp dịch vụ chữ ký số, cần đề ra các quy định về bảo mật thông tin trong hợp đồng.

Hợp đồng điện tử có hiệu lực khi nào?

Theo Điều 401 của Bộ Luật Dân Sự năm 2015, hiệu lực của hợp đồng điện tử được xác định như sau:

“Hợp đồng điện tử hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ khi có thỏa thuận khác hoặc quy định khác từ luật liên quan.

Kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể được sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.”

Fast e-Contract là giải pháp quản lý – ký số tài liệu, hợp đồng, văn bản được tự động hóa quy trình ký trên môi trường điện tử với đầy đủ tính pháp lý dành cho doanh nghiệp với doanh nghiệp/đối tác/cá nhân. Sản phẩm đảm bảo đủ tiêu chuẩn pháp lý về luật giao dịch điện tử và chứng thư điện tử theo Nghị định 165/2018/NĐ-CP.

[Giới thiệu phần mềm quản lý hợp đồng Fast e-Contract]

Nguồn tham khảo

1. Pandadoc.com: The difference between electronic contracts and traditional contracts

2. Thư viện pháp luật: Hợp đồng điện tử: Những ưu, nhược điểm mà doanh nghiệp cần biết

Xem thêm các bài viết liên quan: 

05 Mẫu đơn đề nghị, kiến nghị theo quy định mới nhất 2024

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *