fbpx

Fast Business Online đáp ứng IFRS 13 – Đo lường giá trị hợp lý trong quản lý và đánh giá TSCĐ

08/11/2024

08/11/2024

44

Giải pháp ERP Fast Business Online đã được cập nhật đáp ứng theo IFRS 13 – Đo lường giá trị hợp lý trong quản lý và đánh giá TSCĐ. IFRS 13 cung cấp một khuôn khổ thống nhất để đo lường giá trị hợp lý, được sử dụng trong nhiều chuẩn mực khác nhau và nhấn mạnh cách đo lường khi giá trị hợp lý được yêu cầu hoặc được phép. 

Khái quát về IFRS 13 – Đo lường giá trị hợp lý

IFRS 13 được ban hành vào tháng 5-2021 và áp dụng cho kỳ báo cáo hàng năm bắt đầu từ ngày 1-1.

IFRS 13 là chuẩn mực kế toán quốc tế quy định cách thức xác định và công bố giá trị hợp lý của tài sản. Chuẩn mực này được thiết lập nhằm tạo ra một khung pháp lý cho việc đo lường giá trị hợp lý, góp phần đảm bảo tính minh bạch và nhất quán trong việc áp dụng các nguyên tắc đo lường. Những điểm chính bao gồm:

  • Thiết lập một bộ quy tắc thống nhất cho tất cả các phương pháp đo lường giá trị hợp lý, giúp giảm bớt sự phức tạp và cải thiện tính nhất quán trong việc áp dụng.
  • Định nghĩa chính xác giá trị hợp lý và tăng cường tính minh bạch thông qua các yêu cầu về thuyết minh và trình bày liên quan đến đo lường giá trị hợp lý.

Phần mềm Fast Business Online đáp ứng nghiệp vụ kế toán về các chuẩn mực IAS16 – Tài sản cố định hữu hình, IAS38 – Tài sản cố định vô hình, IAS40 – Bất động sản đầu tư liên quan đến IFRS 13 – Đo lường giá trị hợp lý, bao gồm:

Định nghĩa về Giá trị hợp lý (Fair value)

IFRS 13 định nghĩa giá trị hợp lý là giá trị có thể nhận được khi bán tài sản hoặc phải chi trả để chuyển giao một khoản nợ trong một giao dịch giữa các bên tham gia thị trường trong ngày đo lường/xác định giá trị giao dịch. Chuẩn mực yêu cầu sử dụng giá từ thị trường chính hoặc thị trường có lợi nhất cho tài sản.

Các cấp độ của giá trị hợp lý:

  • Cấp độ 1: Giá trị thị trường – Cấp độ này bao gồm các giá niêm yết trên thị trường chính thức cho tài sản tương tự mà không cần điều chỉnh.
  • Cấp độ 2: Giá trị tài sản tương tự – Cấp độ này bao gồm giá thị trường cho các tài sản tương tự hoặc các thông tin đầu vào không phải giá niêm yết mà có thể quan sát được, như giá thị trường cho tài sản tương tự trong cùng một khu vực hoặc thị trường.
  • Cấp độ 3: Các thông tin không thể quan sát được – Cấp độ này sử dụng các thông tin đầu vào không thể quan sát được, bao gồm các giả định và ước tính chủ quan của người đánh giá. Đây là cấp độ có tính chất không chắc chắn.

Có 3 phương pháp tiếp cận đo lường giá trị hợp lý:

  • Phương pháp thị trường (Market Approach): Sử dụng giá và các thông tin khác từ các giao dịch thị trường liên quan đến các tài sản tương tự.
  • Phương pháp chi phí (Cost Approach): Dựa trên chi phí thay thế tài sản, tức là giá trị cần thiết để tạo ra một tài sản tương đương với giá trị hiện tại.
  • Phương pháp thu nhập (Income Approach): Sử dụng các kỹ thuật định giá dựa trên dòng tiền kỳ vọng trong tương lai, chiết khấu về hiện tại.

Mục tiêu của IFRS 13

Mục tiêu của IFRS 13 là cung cấp một khuôn khổ thống nhất cho việc đo lường giá trị hợp lý và yêu cầu công bố thông tin liên quan đến giá trị hợp lý trong báo cáo tài chính. Cụ thể, chuẩn mực này nhằm:

  • Xác định rõ ràng khái niệm giá trị hợp lý, giúp đảm bảo sự nhất quán khi áp dụng trong các chuẩn mực kế toán khác nhau.
  • Thiết lập quy tắc đo lường giá trị hợp lý, áp dụng cho các tài sản và nợ phải trả mà yêu cầu hoặc cho phép báo cáo theo giá trị hợp lý.
  • Tăng cường tính minh bạch qua các yêu cầu về công bố và thuyết minh, giúp người dùng báo cáo tài chính hiểu rõ hơn về quá trình và phương pháp đo lường giá trị hợp lý, bao gồm các giả định và nguồn dữ liệu được sử dụng.

Phạm vi áp dụng IFRS 13

Phạm vi áp dụng của IFRS 13 bao gồm việc đo lường và công bố giá trị hợp lý cho các tài sản và nợ phải trả khi chuẩn mực kế toán khác yêu cầu hoặc cho phép. IFRS 13 áp dụng cho:

  • Tài sản và nợ phải trả:
    • Được yêu cầu hoặc cho phép đo lường giá trị hợp lý theo các chuẩn mực kế toán khác, bao gồm cả tài sản tài chính và phi tài chính.
  • Đo lường giá trị hợp lý:
    • IFRS 13 cung cấp các hướng dẫn và quy tắc cho việc đo lường giá trị hợp lý trong các báo cáo tài chính, áp dụng trên nhiều lĩnh vực và loại tài sản, nợ phải trả khác nhau.

Tuy nhiên, IFRS 13 không áp dụng cho các trường hợp sau:

  • Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu theo IFRS 02 – Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu.
  • Giao dịch thuê tài sản trong phạm vi của IAS 17 – Thuê tài sản (hiện đã được thay thế bởi IFRS 16).
  • Các đo lường không phải là giá trị hợp lý, nhưng có một số điểm tương đồng, như:
    • Giá trị thuần có thể thực hiện được theo IAS 2 – Hàng tồn kho.
    • Giá trị sử dụng trong IAS 36 – Suy giảm giá trị tài sản.

Như vậy, IFRS 13 cung cấp hướng dẫn và quy tắc về cách đo lường và công bố giá trị hợp lý khi chuẩn mực khác yêu cầu hoặc cho phép. Tuy nhiên, IFRS 13 không xác định khi nào cần sử dụng giá trị hợp lý mà chỉ hướng dẫn cách đo lường và trình bày giá trị hợp lý trong báo cáo tài chính.

Đánh giá TSCĐ theo giá trị hợp lý

Tóm tắt yêu cầu chuẩn mực

Việc đánh giá tài sản cố định (TSCĐ) theo giá trị hợp lý được điều chỉnh bởi một loạt các chuẩn mực kế toán quốc tế, tạo thành một khung pháp lý chặt chẽ và nhất quán. Các chuẩn mực này bao gồm: IFRS 13 (về đo lường giá trị hợp lý), IAS 16 (về tài sản cố định hữu hình), IAS 38 (về tài sản cố định vô hình) và IAS 40 (về bất động sản đầu tư).

  • IFRS 13: Yêu cầu đánh giá tài sản, bao gồm TSCĐ, theo giá trị hợp lý, tức là giá mà một bên muốn trả và một bên muốn nhận trong một giao dịch bình thường. Điều này nhấn mạnh việc sử dụng phương pháp thị trường để xác định giá trị hợp lý. 
  • IAS 16, IAS 38, IAS 40: Cung cấp các hướng dẫn cụ thể về việc đánh giá TSCĐ theo giá trị hợp lý. Các chuẩn mực này đề cập đến các phương pháp thông thường được sử dụng như chi phí gốc, giá trị còn lại và giá thị trường.
  • IAS 16 và IAS 38 chủ yếu tập trung vào việc đánh giá TSCĐ vật chất và vô hình như máy móc, thiết bị, quyền sử dụng đất, sáng chế và thương hiệu. IAS 40 tập trung vào việc đánh giá các tài sản đầu tư như bất động sản đầu tư hoặc chứng khoán đầu tư.

Ứng dụng trong phần mềm Fast Business Online

  • Thực hiện quy trình, bao gồm các bước sau:
    • Khai báo đánh giá TSCĐ;
    • Tạo dữ liệu đánh giá TSCĐ;
    • Cập nhật kết quả đánh giá TSCĐ;
    • Điều chỉnh giá trị TSCĐ;
    • Bút toán đánh giá TSCĐ.
  • Đánh giá lại toàn bộ hoặc chỉ đánh giá giá trị còn lại.
  • Theo cấp độ chính xác của dữ liệu đánh giá.
  • Khai báo các tài sản cần đánh giá theo “Loại đánh giá”, tổ hợp từ các đối tượng: đơn vị, mã tài sản, loại tài sản, nhóm tài sản.
  • Tính toán và chuyển số liệu chênh lệch đánh giá sang chức năng điều chỉnh giá trị tài sản, làm căn cứ cho việc tính toán mức khấu hao mới sau đánh giá.
  • Tạo tự động bút toán đánh giá lại tài sản. Cho phép xem chi tiết bút toán được hình thành từ các mã tài sản.
  • Báo cáo: Danh sách TSCĐ chưa đánh giá, Biên bản đánh giá TSCĐ, Báo cáo quá trình đánh giá tài sản cố định.

>>> Xem chi tiết tại: https://fbohelp.fast.com.vn/fbohelp/dgia-tscd-theo-gthl/#tom-tat-yeu-cau-chuan-muc

Báo cáo liên quan đánh giá TSCĐ theo giá trị hợp lý

  • Danh sách tài sản cố định chưa đánh giá.

  • Báo cáo quá trình đánh giá tài sản cố định.

  • Biên bản đánh giá tài sản cố định.

>>> Xem chi tiết tại: 

https://fbohelp.fast.com.vn/categories/ifrs-13-do-luong-gia-tri-hop-ly-tscd/

Với hơn 27 năm kinh nghiệm, đội ngũ nhân sự triển khai ERP của FAST đã thực hiện nhiều dự án cho hơn 4.000 khách hàng trong các lĩnh vực đa dạng như Bất động sản, Y tế, Giáo dục, Bán lẻ, Sản xuất, Tiêu dùng, Logistics, Cảng biển và Dầu khí. Phần mềm Fast Business Online liên tục được cập nhật các tính năng đáp ứng theo nhu cầu của doanh nghiệp cũng như phù hợp với các quy định của Nhà nước.

>>> Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ với FAST qua thông tin sau: https://fast.com.vn/lien-he/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *