Việc triển khai hóa đơn điện tử đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ Bộ tài chính, doanh nghiệp, các tổ chức, đơn vị kinh doanh, đặc biệt là về vấn đề pháp lý. Nhằm chống gian lận trong sử dụng hóa đơn điện tử, cục Thuế TPHCM đã đẩy mạnh rà soát, đối chiếu dữ liệu và kiểm tra doanh nghiệp có rủi ro trong địa bàn thành phố. Đồng thời triển khai vận hành chức năng cảnh báo tự động xuất hóa đơn vượt ngưỡng rủi ro để hỗ trợ người nộp thuế (NNT) cũng như phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra.
Kiểm soát, ngăn chặn hành vi gian lận hóa đơn điện tử
Theo Cục Thuế TPHCM cho biết: “Hiện nay, số lượng người nộp thuế trên địa bàn ngày càng nhiều, hành vi gian lận về hóa đơn ngày càng tinh vi, phức tạp hơn. Trong khi đó, các cơ quan thuế không có thẩm quyền điều tra và đưa ra kết luận chính xác về sai phạm của các đối tượng mua, bán hóa đơn giá trị gia tăng nhằm trục lợi, gian lận tiền thuế”.
Cục thuế TPHCM đã có kiến nghị lên Tổng cục Thuế về nâng cấp các ứng dụng, hệ thống công nghệ thông tin, đồng thời hoàn thiện quy trình quản lý rủi ro về hóa đơn điện tử. Việc này sẽ giúp nhận diện và phân loại nhanh các NNT có rủi ro về hóa đơn theo từng mức độ (cao, vừa, thấp). Cần ưu tiên tập trung rà soát các đối tượng có rủi ro cao trước nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế, triệt tiêu các hành vi gian lận về hóa đơn điện tử.
Công tác triển khai vận hành chức năng cảnh báo tự động xuất hóa đơn vượt ngưỡng rủi ro trên địa bàn TPHCM đã góp phần điều chỉnh được một số sai lệch trong ngành nghề kinh doanh; giúp phát hiện sớm các trường hợp xuất khống hóa đơn… Qua đó, cơ quan thuế đã kịp thời cảnh báo cho NNT cũng như xử lý, ngăn chặn nhiều hành vi gian lận liên quan đến hóa đơn điện tử.
>>> Xem thêm: Quy định về hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền
Fast e-Invoice: Đáp ứng đầy đủ quy định pháp lý từ Tổng cục Thuế về hóa đơn điện tử
Fast e-Invoice là phần mềm hóa đơn điện tử đã được Tổng cục Thuế công nhận đạt chuẩn, đáp ứng đầy đủ theo quy định của Thông tư 78/2021/TT-BTC.
Fast e-Invoice cho phép phát hành hóa đơn điện tử theo đúng quy định về nguyên tắc đặt mã của Tổng cục Thuế và có tính năng tự tạo ký hiệu cho quyển hóa đơn mới.
>>> Xem thêm: Khai báo ký hiệu hóa đơn điện tử theo TT 78/2021/TT-BTC VÀ NĐ 123/2020/NĐ-CP
Ngoài ra, các phần mềm nghiệp vụ của FAST như phần mềm kế toán Fast Accounting, Fast Accounting Online, phần mềm ERP Fast Business Online… đều đã được tích hợp sẵn sàng chức năng quản lý hóa đơn đầu vào, cho phép kiểm tra danh sách các doanh nghiệp có rủi ro về thuế giúp phát hiện nhanh chóng và xử lý nhanh các trường hợp, tránh rủi ro về pháp lý.
>> Bảng báo giá hóa đơn điện tử Fast e-Invoice
>> Xem thêm: Chức năng quản lý hóa đơn đầu vào trên phần mềm FAST
Cách nhận biết hóa đơn điện tử qua ký hiệu Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, việc áp dụng HĐĐT đã trở thành xu hướng tất yếu tại nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm Việt Nam. Với sự phát triển của công nghệ, HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền đã được triển khai rộng rãi, không chỉ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý mà còn giúp các DN tối ưu hóa quy trình bán hàng và quản lý thuế. Đặc biệt, HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền là một giải pháp ưu việt đối với các cơ sở kinh doanh có mô hình kinh doanh trực tiếp đến người tiêu dùng. Theo Cục Thuế TPHCM, HĐĐT có ký hiệu là nhóm 6 ký tự gồm cả chữ viết và chữ số phản ánh các thông tin về loại HĐĐT có mã của cơ quan thuế hoặc HĐĐT không mã, năm lập hóa đơn, loại HĐĐT được sử dụng… 6 ký tự này được quy định như sau: (i) Ký tự đầu tiên là một chữ cái được quy định là C (thể hiện HĐĐT có mã của cơ quan thuế) hoặc K (không có mã của cơ quan thuế). (ii) Ký tự tiếp theo là 2 chữ số Ả rập thể hiện năm lập HĐĐT được xác định theo 2 chữ số cuối của năm dương lịch. (iii) Ký tự kế tiếp là 1 chữ cái gồm T (hóa đơn của doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký sử dụng với cơ quan thuế), hoặc D (hóa đơn bán tài sản công và hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia hoặc hóa đơn điện tử đặc thù không nhất thiết phải có một số tiêu thức do các doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng), hoặc L (hóa đơn do cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh), hoặc M (hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền), hoặc N (phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử), hoặc B (phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý điện tử), hoặc G (tem, vé, thẻ điện tử là hóa đơn GTGT), hoặc H (tem, vé, thẻ điện tử là hóa đơn bán hàng). (iv) Kế nữa là 2 ký tự cuối là chữ viết do người bán tự xác định căn cứ theo nhu cầu quản lý. Trường hợp người bán sử dụng nhiều mẫu HĐĐT trong cùng 1 loại hóa đơn thì sử dụng 2 ký tự cuối nêu trên để phân biệt các mẫu hóa đơn khác nhau trong cùng 1 loại hóa đơn. Trường hợp không có nhu cầu quản lý thì để là YY Nguồn tham khảo: https://www.gdt.gov.vn/ >>> Xem thêm: 5 bước chuyển đổi hóa đơn điện tử theo Thông tư 78 & Nghị định 123 |