fbpx

Công ty

09/01/2023

03/01/2023

2594

 Tháng này là tháng sinh nhật của FAST. Viết một chút về chủ đề công ty như là 1 tổ chức.

Vai trò, mục tiêu của doanh nghiệp, của công ty là gì? Công ty sinh ra để làm gì?

Đọc đâu đó có ý kiến cho rằng mục tiêu tối hậu của doanh nghiệp (ultimate firm’s goal, bottom-line) là tối đa hóa lợi nhuận. Và mục tiêu của người lao động là tối đa hóa tiền công.

Đọc đâu đó thì lại có ý kiến mục tiêu tối hậu không phải như vậy. Có người đã ví von như sau: Con người nếu không ăn, không thở thì không sống được, nhưng ăn và thở không phải là mục đích sống. Tương tự như vậy, doanh nghiệp không có lợi nhuận thì không tồn tại được. Nhưng lợi nhuận không phải là mục đích tối hậu của doanh nghiệp. Lợi nhuận đóng vai trò tối quan trọng, như ăn và thở đối với con người vậy.

Vậy trong trường hợp này thì mục tiêu tối hậu của doanh nghiệp là gì?

Nếu coi mục tiêu tối hậu của con người là hiện thực hóa (realize) các khả năng tiềm ẩn có trong mình từ khi sinh ra, thì doanh nghiệp là nơi để hiện thực hóa khả năng đó. Người sáng lập lập ra công ty để làm nơi hiện thực hóa khả năng của mình. Người làm công thì tìm đến công ty phù hợp để hiện thực hóa khả năng của mình.

Như vậy, với một số người thì mục tiêu tối hậu của doanh nghiệp, cũng như của những tổ chức khác – trường học, viện nghiên cứu, tổ chức hoạt động cộng đồng… là nơi để hiện thực hóa các khả năng của mình.

Vậy lợi nhuận, tiền công trong trường hợp này đóng vai trò gì? Để nuôi sống con người và tổ chức (doanh nghiệp) và phát triển các điều kiện thuận lợi hơn để cho những người trong tổ chức hiện thực hóa các khả năng của mình tốt hơn.

Nếu coi một công ty là tổ chức mà ta hiện thực hóa các khả năng của ta tốt nhất thì ta sẽ chọn nơi làm việc có thể khác với trường hợp ta coi công ty là nơi mà ta nhận tiền công tốt nhất. Ví dụ, ngoài nghề nghiệp chuyên môn nếu ta có thêm năng khiếu đá bóng thì ta sẽ chọn công ty nơi đáp ứng các tiêu chí về tiền công, sử dụng năng lực chuyên môn và có phong trào đá bóng tốt. Trong trường hợp kia ta sẽ chọn nơi trả tiền công cao nhất.

Doanh nghiệp với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận có thể coi các hoạt động đều phục vụ cho kinh doanh hiệu quả hơn, mang lại lợi nhuận tốt hơn. Ví dụ, tổ chức các hoạt động vui chơi văn thể nghỉ ngơi để nhân viên vui vẻ, đoàn kết, thư giản để làm việc tốt hơn, mang lại lợi nhuận nhiều hơn.

Còn doanh nghiệp với mục tiêu là nơi để các thành viên hiện thực hóa các khả năng của mình thì sẽ tổ chức một số các hoạt động với mục tiêu độc lập là để hiện thực hóa một số khả năng nào đó của các thành viên. Tất nhiên để làm việc này cần có tiền, trích từ lợi nhuận của doanh nghiệp hay là đóng góp của các thành viên tham gia.

Các doanh nghiệp với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận thường hay so sánh, được so sánh với các doanh nghiệp khác về chỉ tiêu lợi nhuận và bị áp lực từ các cổ đông về điều này.

Các doanh nghiệp với mục tiêu là nơi để hiện thực hóa các năng lực của cá nhân thì thường sẽ “tự sướng” là chính, ít mang đi so sánh với các doanh nghiệp khác.

Một doanh nghiệp thì đều có cả 2 mục tiêu: lợi nhuận và là nơi để hiện thực hóa các năng lực của cá nhân. Khác nhau là ở hệ số của 2 mục tiêu.

Bây giờ mọi người còn nói đến Triple bottom line (TBL): People, Profit, Planet. Như vậy là ngoài 2 mục tiêu Profit và People (nhân viên, cộng đồng nơi cty hoạt động) thì còn có mục tiêu thứ 3 là Planet (môi trường).

                                                                                                                                                                                                                                      Phan  Quốc Khánh

 Tháng này là tháng sinh nhật của FAST. Viết một chút về chủ đề công ty như là 1 tổ chức.

Vai trò, mục tiêu của doanh nghiệp, của công ty là gì? Công ty sinh ra để làm gì?

Đọc đâu đó có ý kiến cho rằng mục tiêu tối hậu của doanh nghiệp (ultimate firm’s goal, bottom-line) là tối đa hóa lợi nhuận. Và mục tiêu của người lao động là tối đa hóa tiền công.

Đọc đâu đó thì lại có ý kiến mục tiêu tối hậu không phải như vậy. Có người đã ví von như sau: Con người nếu không ăn, không thở thì không sống được, nhưng ăn và thở không phải là mục đích sống. Tương tự như vậy, doanh nghiệp không có lợi nhuận thì không tồn tại được. Nhưng lợi nhuận không phải là mục đích tối hậu của doanh nghiệp. Lợi nhuận đóng vai trò tối quan trọng, như ăn và thở đối với con người vậy.

Vậy trong trường hợp này thì mục tiêu tối hậu của doanh nghiệp là gì?

Nếu coi mục tiêu tối hậu của con người là hiện thực hóa (realize) các khả năng tiềm ẩn có trong mình từ khi sinh ra, thì doanh nghiệp là nơi để hiện thực hóa khả năng đó. Người sáng lập lập ra công ty để làm nơi hiện thực hóa khả năng của mình. Người làm công thì tìm đến công ty phù hợp để hiện thực hóa khả năng của mình.

Như vậy, với một số người thì mục tiêu tối hậu của doanh nghiệp, cũng như của những tổ chức khác – trường học, viện nghiên cứu, tổ chức hoạt động cộng đồng… là nơi để hiện thực hóa các khả năng của mình.

Vậy lợi nhuận, tiền công trong trường hợp này đóng vai trò gì? Để nuôi sống con người và tổ chức (doanh nghiệp) và phát triển các điều kiện thuận lợi hơn để cho những người trong tổ chức hiện thực hóa các khả năng của mình tốt hơn.

Nếu coi một công ty là tổ chức mà ta hiện thực hóa các khả năng của ta tốt nhất thì ta sẽ chọn nơi làm việc có thể khác với trường hợp ta coi công ty là nơi mà ta nhận tiền công tốt nhất. Ví dụ, ngoài nghề nghiệp chuyên môn nếu ta có thêm năng khiếu đá bóng thì ta sẽ chọn công ty nơi đáp ứng các tiêu chí về tiền công, sử dụng năng lực chuyên môn và có phong trào đá bóng tốt. Trong trường hợp kia ta sẽ chọn nơi trả tiền công cao nhất.

Doanh nghiệp với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận có thể coi các hoạt động đều phục vụ cho kinh doanh hiệu quả hơn, mang lại lợi nhuận tốt hơn. Ví dụ, tổ chức các hoạt động vui chơi văn thể nghỉ ngơi để nhân viên vui vẻ, đoàn kết, thư giản để làm việc tốt hơn, mang lại lợi nhuận nhiều hơn.

Còn doanh nghiệp với mục tiêu là nơi để các thành viên hiện thực hóa các khả năng của mình thì sẽ tổ chức một số các hoạt động với mục tiêu độc lập là để hiện thực hóa một số khả năng nào đó của các thành viên. Tất nhiên để làm việc này cần có tiền, trích từ lợi nhuận của doanh nghiệp hay là đóng góp của các thành viên tham gia.

Các doanh nghiệp với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận thường hay so sánh, được so sánh với các doanh nghiệp khác về chỉ tiêu lợi nhuận và bị áp lực từ các cổ đông về điều này.

Các doanh nghiệp với mục tiêu là nơi để hiện thực hóa các năng lực của cá nhân thì thường sẽ “tự sướng” là chính, ít mang đi so sánh với các doanh nghiệp khác.

Một doanh nghiệp thì đều có cả 2 mục tiêu: lợi nhuận và là nơi để hiện thực hóa các năng lực của cá nhân. Khác nhau là ở hệ số của 2 mục tiêu.

Bây giờ mọi người còn nói đến Triple bottom line (TBL): People, Profit, Planet. Như vậy là ngoài 2 mục tiêu Profit và People (nhân viên, cộng đồng nơi cty hoạt động) thì còn có mục tiêu thứ 3 là Planet (môi trường).

                                                                                                                                                                                                                                      Phan  Quốc Khánh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *