fbpx

25% doanh nghiệp ngành xi măng sử dụng phần mềm ERP Fast Business vào quản lý hoạt động SXKD

12/12/2024

09/01/2023

1510

“25 năm kinh nghiệm triển khai hơn 20 công ty sản xuất xi măng tại Việt Nam đã giúp phần mềm ERP Fast Business đặc thù cho ngành xi măng ngày càng hoàn thiện, giảm thiểu những sửa đổi về chương trình, giảm thiểu thời gian triển khai, nhanh chóng đưa hệ thống vào vận hành.”

Hãy cùng xem bối cảnh ngành xi măng năm 2016

Hết năm 2016, tổng số công ty sản xuất và kinh doanh xi măng tại Việt Nam dừng ở con số 80 và dự kiến 2 nhà máy xi măng được xây dựng trong năm 2017 để đưa con số này lên 82 đơn vị.

Theo báo cáo tổng quan ngành xi măng năm 2016, đây là con số vừa đủ để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và tiêu thụ xi măng ở thị trường nội địa lẫn xuất khẩu được dự báo.

phan-bo-lo-quay-theo-vung-mien-2016.png

Phân bố doanh nghiệp sản xuất xi măng theo vùng miền năm 2016

Năm 2016, với tổng công suất thiết kế của các nhà máy lên tới 80 triệu tấn trong khi sản lượng sản xuất thực tế là 77 triệu tấn và nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu là 75 triệu tấn. Chênh lệch vài triệu tấn có vẻ không đáng kể!

…nhưng đi sâu hơn một chút thì sẽ thấy.

Ở thị trường nội địa, xi măng tiêu thụ được khoảng 60 triệu tấn, tăng 6,2% so với năm 2015. Tuy nhiên dù tăng, nhưng vẫn không thể giải quyết được khoảng chênh lệch cung cầu, vẫn ở mức 20-25%, không khác biệt so với những năm trước. Giá xi măng trong nước cũng khó tăng vì các doanh nghiệp nội địa phải cạnh tranh với nhau rất nhiều, trong khi giá thành sản xuất buộc phải tăng vì chi phí đầu vào như xăng, điện, nguyên vật liệu không chịu đứng yên.

tieu-thu-xi-mang-theo-vung-mien-2016.png

Tỉ lệ tiêu thụ xi măng theo vùng miền 2016

Ở mặt trận xuất khẩu, xi măng Việt Nam phải cạnh tranh khốc liệt với Thái Lan, Trung Quốc, Pakistan khiến giá xi măng bán ra khá thấp, vào khoảng 38 USD / tấn, và nếu tính giá xi măng theo từng thị trường riêng biệt, ta sẽ thấy con số còn thảm hơn, ví dụ như thị trường Bangladesh chỉ là 30 USD / tấn.

thi-truong-xuat-khau-xi-mang.png

Các thị trường xuất khẩu xi măng chủ lực năm 2016

Bên cạnh giá, sản lượng và giá trị xuất khẩu năm 2016 cũng cho thấy sự sụt giảm đáng buồn so với năm 2015, giảm 7,1% về sản lượng (14,7 triệu tấn) và giảm 16% (561 triệu USD).

Bức tranh ngành xi măng Việt Nam 2016 nhuộm màu tương đối khó khăn.

Tuy nhiên, 2017 sẽ là câu chuyện khác (…hoặc mong rằng là thế).

Năm nay, thị trường nội địa được dự báo sẽ tăng trưởng tốt nhờ sự ấm lên của thị trường bất động sản, các công trình xây dựng mọc lên mỗi ngày tại các thành phố lớn, nhu cầu xây dựng nhà ở, cơ sở hạ tầng cũng ngày càng nhiều hơn.

Cụ thể như ở Quý I/2017, sản lượng tiêu thụ xi măng ở nội địa và xuất khẩu đã có sự gia tăng 5,7% so với cùng kì năm 2016. Giá xi măng trong Quý I cũng tương đối ổn định do chi phí nguyên vật liệu đầu vào không biến động nhiều như năm trước.

du-bao-nganh-xi-mang-2017.png

 Dự báo sản xuất và tiêu thụ ngành xi măng năm 2017

Năm nay cũng là năm then chốt để bản thân các công ty sản xuất xi măng đầu tư nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh của mình nhằm hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh tốt hơn ở thị trường xuất khẩu.

Và giải pháp đa phần nằm ở việc ứng dụng công nghệ vào quản lý, cụ thể là việc đầu tư phần mềm ERP cho ngành xi măng

Từ trước đến nay không ít các công ty xi măng đầu tư nhiều tiền để áp dụng ERP nhằm cải thiện hiệu quả sản xuất và kinh doanh của mình, như Tổng công ty Xi Măng Việt Nam (Vicem) đầu tư 1 triệu đô cho mỗi nhà máy trên hệ thống áp dụng quản lý bằng phần mềm ERP với thời gian triển khai hoàn thiện kéo dài 4-5 năm, phương pháp triển khai là thử nghiệm trước 1 hoặc 2 module như quản lý tài chính hay mua hàng rồi lần lượt đến các module khác.

Theo ACG Infotech Limited, triển khai giải pháp ERP cho các doanh nghiệp ngành xi măng sẽ mang lại 4 lợi ích quan trọng.

1. Tăng sự ổn định và linh hoạt cho doanh nghiệp

Giải pháp ERP hướng đến việc tối ưu kết quả sản xuất, giữ vững chất lượng sản phẩm thông qua khai thác hiệu quả tài sản cố định, giảm chi phí vận hành và cung cấp các công cụ dự báo áp dụng để cải thiện năng lực sản xuất, tạo ra khả năng phản ứng nhanh nhạy với thị trường.

2. Giảm chênh lệch cung cầu

Khi ứng dụng giải pháp ERP, doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt các thông tin cần thiết để hoạch định chi phí và kết quả sản xuất, đảm bảo có đầy đủ nguyên vật liệu và cung ứng thành phẩm vừa đủ đến khách hàng.

ERP còn cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn thấu đáo vào từng giai đoạn của ngành xi măng từ thị trường, cung, cầu và các hoạt động nhà máy, từ đó tối ưu năng lực sản xuất, tối đa hoá chuỗi giá trị tạo ra.

3. Thoả mãn khách hàng

Không chỉ tối ưu quá trình sản xuất nội bộ, ERP còn tối ưu trải nghiệm khách hàng thông qua việc cung cấp sản phẩm ra thị trường kịp thời nhờ giảm lãng phí thời gian khi đóng gói thành phẩm, xử lý đơn hàng trong khung thời gian quy định, phân tích hậu cần và vận chuyển để việc giao hàng thuận lợi…

4. Sử dụng tốt hơn tài nguyên sản xuất

Bằng việc giảm thời gian chết của thiết bị sản xuất, tiết kiệm thời gian cho chu trình sản xuất, kiểm soát chi phí bảo trì bảo dưỡng, cung cấp thông tin chính xác và hiệu quả về các thành phần thiết bị, tồn kho… ERP có thể giúp doanh nghiệp sản xuất xi măng nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường lên đáng kể.

25% Doanh nghiệp ngành xi măng sử dụng giải pháp ERP Fast Business vào quản lý hoạt động SXKD

Năm 1999, FAST triển khai xây dựng HTTT cho Công ty Xi măng Phú Thọ, khách hàng doanh nghiệp ngành xi măng đầu tiên của mình. Năm 2000 là Công ty Xi măng Hà Tiên 2, Xi măng Bỉm Sơn.

Nhà máy xi măng Sông Thao - Phú Thọ

Nhà máy xi măng Sông Thao – Phú Thọ

Rồi Xi măng Cẩm Phả.

Đến hôm nay, con số nâng lên thành 20 doanh nghiệp.

Chừng ấy thời gian là vừa đủ giúp cho Fast Business ngày càng hoàn thiện, phù hợp tới hơn 95% nhu cầu quản lý của doanh nghiệp ngành xi măng.

Logo-FB.png

Doanh nghiệp có thể liên hệ FAST để biết thông tin chi tiết về giải pháp quản lý sản xuất và tính giá thành ngành xi măng thông qua các số điện thoại ở mục liên hệ hoặc chat trực tiếp trên website www.fast.com.vn.

Từ sản xuất, bán hàng, mua hàng, tồn kho, các hạng mục xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn cho đến việc cung cấp các báo cáo quản trị đặc thù, FAST chứng tỏ sự thành thục qua những gì mình cung cấp.

Điển hình với quy trình quản lý sản xuất và tính giá thành

Một quy trình sản xuất xi măng chuẩn sẽ bao gồm các công đoạn:

san-xuat-xi-mang (1).png

Quy trình sản xuất xi măng

Công đoạn 1: Nghiền liệu

Các nguyên liệu đá vôi, đất sét, quặng sắt và cao Silic sẽ được trộn chung và nghiền ra thành hạt nhỏ, thành phẩm của công đoạn này chính là bột liệu. Một số đơn vị Xi măng có thể có thêm công đoạn khai thác đá vôi & đá sét trước công đoạn Nghiền liệu

Công đoạn 2: Nung

Bột liệu được xử lý chung với than cám và dầu Do trong lò nung ở nhiệt độ cao để tạo ra bán thành phẩm là Clinker. Ngay công đoạn này Clinker có thể được xuất bán cho các công ty xi măng để gia công, phần còn lại được xuất cho công đoạn tiếp theo sản xuất ra xi măng rời.

Công đoạn 3: Nghiền xi

Clinker được trộn chung với Thạch cao, Đá Bazan và một số phụ gia, nghiền nát thành xi măng rời. Thành phẩm của công đoạn này có 2 loại là Xi Măng Rời 30 và Xi Măng Rời 40. Thành phẩm này có thể bán hoặc xuất ra để đóng bao.

Công đoạn 4: Đóng bao

Xuất xi măng rời và vỏ bao ra để đóng bao. Thành phẩm cho công đoạn này chính là xi măng thành phẩm đóng bao bán trên thị trường.

Lúc này, việc tính giá thành có thể được tính theo từng công đoạn như trên, hoặc theo bán thành phẩm (clinker, xi măng bột) hay tính theo thành phẩm (xi măng bao). Đối với yêu cầu tính giá thành xi măng, ngoài việc tính giá thành lên cho từng công đoạn thì có thể tính toán theo yếu tố hoàn nguyên (hồi tố các bán thành phẩm về các yếu tố nguyên liệu ban đầu)

Các chức năng quản lý khác như mua NVL, tồn kho, bán hàng, xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn… Tất cả đều được cung cấp trên Fast Business, bạn có thể tham khảo chi tiết các chức năng này trong bảng dưới đây.

Chức năng

Chi tiết

Quản lý bán hàng, tiêu thụ xi măng

  • Quản lý giá bán theo phương thức vận chuyển và thị trường tiêu thụ
  • Chiết khấu tính theo số lượng hàng mua
  • Quản lý, phân tích bán hàng theo khu vực, vùng, tỉnh thành
  • Quản lý, phân tích bán hàng theo đại lý
  • Quản lý, phân tích bán hàng theo nhà máy sản xuất và gia công ngoài
  • Quản lý theo phương thức vận chuyển (đường bộ, đường sông, đường sắt), xác nhận hàng đã được giao…

Quản lý mua hàng và hàng tồn kho

  • Một nhà máy sản xuất xi măng thường có một số lượng danh điểm phụ tùng, trang thiết bị rất lớn, lên đến vài chục ngàn. Chương trình có các tiện ích về phân nhóm, tạo mã vật tư tự động theo nhóm, các tiện ích về tra cứu mã/tên của một vật tư trong một danh điểm lớn.
  • Có nhiều báo cáo phân loại theo nhóm, báo cáo cho các vật tư chủ yếu.
  • Các chức năng về kế hoạch đặt hàng hàng năm.

Kế toán sửa chữa lớn và xây dựng cơ bản

  • Nhà máy sản xuất xi măng có số lượng máy móc, trang thiết bị rất lớn. Việc quản lý SCL và XDCB là một bài toán quan trọng của nhà máy sản xuất xi măng.
  • Phần mềm có phân hệ riêng về kế toán riêng sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn, XDCB, mua sắm đầu tư mới máy móc trang thiết bị.

Các báo quản trị đặc thù cho ngành xi măng

  • Báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh (chi tiết theo nhà máy và sản phẩm)
  • Báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh (chi tiết theo tháng)
  • Báo cáo sản lượng tiêu thụ theo địa bàn và theo tháng
  • Báo cáo thực hiện giá thành sản phẩm sản xuất (chi tiết theo NVL chính và chi phí nhân công trực tiếp)
  • Báo cáo thực hiện giá thành sản phẩm clinker tiêu thụ (chi tiết theo NVL chính)
  • Báo cáo giá bán sản phẩm chính (theo địa bàn và tháng)
  • Báo cáo thực hiện doanh thu và chi phí bán hàng (chi tiết chia theo vùng địa lý và khoản mục chi phí)
  • Báo cáo sản lượng khai thác, sản xuất, gia công
  • Báo cáo cung ứng nguyên nhiên liệu, động lực chính
  • Báo cáo giá cung ứng nguyên nhiên liệu, động lực chính
  • Báo cáo thực hiện định mức vốn lưu động (chi tiết theo NVL chính, mức luân chuyển)
  • Báo cáo phân tích biến động chi phí nhân công, giá cung ứng nguyên nhiên liệu, động lực chính đến HĐ SXKD
  • Báo cáo đốt nhiên liệu cho các lò nung clinker
  • Báo cáo thực hiện nộp ngân sách nhà nước (chi tiết theo loại xi măng – thuế GTGT đầu ra và theo các NVL chính và các khoản chi phí sản xuất chung – thuế GTGT đầu vào)
  • Báo cáo thực hiện nộp ngân sách nhà nước (chi tiết các khoản thuế – thuế GTGT, thuế TNDN, thuế nhập khẩu, thuế tài nguyên, thuế môn bài, phí bảo vệ môi trường, thuế đất và tiền thuê đất)
  • Báo cáo mua sắm, tăng mới tài sản cố định
  • Báo cáo sửa chữa lớn tài sản cố định
  • Báo cáo chi phí sửa chữa thường xuyên tài sản

Bằng việc vận dụng hiệu quả hệ thống giải pháp ERP Fast Business, mong rằng các doanh nghiệp xi măng của nước ta sẽ cải thiện năng suất, nhanh chóng lấy lại vị thế trên thị trường xuất khẩu, gia tăng đáng kể về số lượng và giá trị tiêu thụ xi măng so với các năm trước.

Danh sách một số khách hàng ngành xi măng đang sử dụng phần mềm ERP cho ngành xi măng của FAST.

  1. Công Ty Cổ phần Xi Măng Vicem Sông Thao
  2. Công ty Cổ phần Xi Măng Mai Sơn
  3. Công ty Cổ phần Xi Măng X18
  4. Công ty Cổ phần VICEM Thương Mại Xi Măng-CN Thái Nguyên
  5. Công ty Cổ phần VICEM Thương Mại Xi Măng-Văn phòng
  6. Công ty TNHH MTV Xi măng Quang Sơn
  7. Công ty Cổ phần Xi măng Yên Bình
  8. Công ty Cổ phần Xi măng Miền Trung

>>> Xem thêm: Back office là gì? Vai trò và tầm quan trọng trong doanh nghiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *