fbpx

Bắt đầu thế nào với phần mềm ERP?

12/01/2023

04/01/2023

988

Khi tăng trưởng diễn ra quá nhanh, lãnh đạo doanh nghiệp lúng túng trong việc kiểm soát thông tin,  họ nên tìm đến “Giải pháp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp” (ERP).Ông Hoàng Mạnh Hùng, Trưởng phòng dự án công ty phần mềm FAST chia sẻ kinh nghiệm về các bước khởi đầu dự án ERP, chi phí và lựa chọn giải pháp…

Phần mềm, giải pháp ERP

Triển khai ERP: Những công đoạn nào?

Phương pháp tư vấn hiện đại về triển khai hệ thống ERP bao gồm các bước sau:

  1. Đưa ra các qui trình, giải pháp đã triển khai để khách hàng tham khảo.
  2. Liên hệ với các khách hàng đã triển khai ERP hoặc đưa lãnh đạo doanh nghiệp đang tư vấn đi thực tế các mô hình triển khai thành công.
  3. Đào tạo những người sử dụng chính, cán bộ nghiệp vụ chủ chốt nắm vững qui trình chuẩn đã có của hệ thống phần mềm ERP.
  4. Từ đó bắt đầu khảo sát tìm hiểu các nghiệp vụ của khách hàng.
  5. Xây dựng giải pháp và tư vấn cho khách hàng dựa trên hệ thống qui trình của ERP mà khách hàng đã nắm vững.
  6. Phân tích, tư vấn cho khách hàng những điểm lợi, hại trong các yêu cầu thay đổi qui trình trong  hệ thống ERP chuẩn.

Chi phí đầu tư cho một hệ thống ERP?

Việc đầu tư hệ thống ERP rất khác so với phần mềm hoạt động đơn lẻ. Chi phí ước tính đầu tư cho  hệ thống ERP bao gồm:

  • Chi phí đầu tư phần cứng, cơ sở hạ tầng, truyền thông (như máy tính, hệ thống mạng, đường truyền, máy chủ…);
  • Chi phí bản quyền (gồm việc mua cho các máy tính, máy chủ, các phần mềm nhà cung cấp ERP yêu cầu, thường là hệ quản trị dữ liệu);
  • Chi phí trả cho nhà cung cấp phần mềm ERP.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể phải trả một số chi phí như chi phí tư vấn ban đầu nếu thuê tư vấn hệ thống riêng, chi phí đào tạo phát sinh khi có sự thay đổi nhân sự trong quá trình triển khai, chi phí phát sinh thêm trong quá trình vận hành, chi phí bảo trì & nâng cấp ERP.

Xem thêm về các chi phí ẩn của ERP.

ERP: Chọn giải pháp “nội” hay “ngoại”?

EPR ngoại nhập có nhiều qui trình đầy đủ và chi tiết, có các qui trình riêng cho từng ngành nghề, theo chuẩn quốc tế, sự ổn định cao, người sử dụng hoàn toàn tuân thủ và thực hiện công việc theo qui trình đã có trên hệ thống. Như vậy, ERP ngoại thích hợp cho các doanh nghiệp lớn, qui trình ổn định, một hệ thống quản lý áp đặt được công việc cho cán bộ thực hiện.

ERP ngoại tuy hoạt động theo chuẩn mực quốc tế nhưng khi áp dụng vào trong từng nước có thể không phù hợp. Cụ thể, để áp dụng vào Việt Nam, module kế toán được coi là xương sống của ERP không thể áp dụng được theo chuẩn mực, chế độ, các qui định kế toán của Việt Nam. Như vậy công tác này sẽ phải thực hiện theo kiểu thủ công hoặc mua một phần mềm kế toán thực hiện báo cáo theo đúng qui định. Do đó, sẽ mất đi tính toàn vẹn, hoàn chỉnh của hệ thống ERP.

Tuy không đầy đủ qui trình như ERP ngoại,  phần mềm ERP nội có ưu điểm đó là nắm rõ các nghiệp vụ, nhu cầu các doanh nghiệp trong nước, tuân thủ đúng qui định, chuẩn mực tài chính trong nước. Phát triển theo hướng lập trình cho từng lĩnh vực riêng cho các doanh nghiệp trong nước, tạo ra sản phẩm có thể may đo thêm những tùy biến theo yêu cầu của doanh nghiệp. Với cách linh hoạt này tạo cho doanh nghiệp khả năng ứng dụng cao hơn, trên cơ sở vẫn kế thừa qui trình quản lý hay mà doanh nghiệp đang áp dụng và qui trình quản lý hiện có trên  hệ thống ERP nội.

Xét về mặt giá cả, ERP ngoại có giá cao hơn nhiều lần so với ERP nội. Các  phần mềm ERP nội có giá mềm dẻo và linh hoạt hơn trong việc đưa ra các gói sản phẩm và việc thực hiện triển khai theo từng module.

Nguồn: ICT News

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *